Người Trung Quốc chán mua điện thoại mới, chọn iPhone cho ổn định lâu bền

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Thị trường smartphone lớn nhất thế giới đã trải qua một năm 2022 đầy khó khăn với lượng hàng xuất xưởng giảm 13,1%, từ 329 triệu chiếc năm 2021 xuống còn 286 triệu chiếc vào năm ngoái.
Theo dữ liệu được IDC công bố mới đây, lượng smartphone được vận chuyển tại Trung Quốc vào năm ngoái là con số thấp nhất kể từ năm 2013. Đây là lần đầu tiên kể từ năm đó, tổng số điện thoại được giao tại quốc gia này dưới 300 triệu chiếc.
Điều này phản ánh sức mua kém của thị trường, người dân thắt chặt hầu bao và không còn chạy đua đối với điện thoại nữa. Tỉ lệ đổi máy mới giảm mạnh, vòng đời thiết bị tăng lên. Bây giờ, người dân chuộng những hãng uy tín có thương hiệu ổn định, lâu bền, nhằm sử dụng lâu dài tránh phải lên đời.
Người Trung Quốc chán mua điện thoại mới, chọn iPhone cho ổn định lâu bền
Trong quý 4/2022, 72,92 triệu chiếc smartphone đã được xuất xưởng tại Trung Quốc, tương đương mức giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù Foxconn buộc phải đóng cửa dây chuyền lắp ráp tại Trịnh Châu, Apple vẫn xuất xưởng nhiều smartphone ở Trung Quốc hơn bất kỳ công ty nào khác trong quý 4/2022. Cho thấy khi thị trường trùng xuống, thương hiệu ổn định là nơi được người dân tin tưởng.
Apple nắm 20,6% thị phần smartphone được vận chuyển tại Trung Quốc trong quý 4. Trên thực tế, thị phần hãng tương đương với quý 4 năm ngoài dù xuất xưởng ít hơn 12,7%.
Tiếp theo là Vivo với 17,5% thị phần smartphone quý 4 tại quốc gia này, tăng từ mức 16,8% thị phần trong cùng quý của năm 2021. Trong quý 4/2022, các lô hàng của Vivo đã giảm 9%.
Người Trung Quốc chán mua điện thoại mới, chọn iPhone cho ổn định lâu bền
Thị phần trong quý 4 của Honor tăng một lượng nhỏ, từ 17% trong quý 4/2021 lên 17,1% trong quý 4/2022. Công ty con cũ của Huawei đã bị sụt giảm 12% về số lượng smartphone được giao trong quý 4 năm ngoái. Oppo là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 tại Trung Quốc trong quý 4, dù doanh số bán hàng giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần trong 3 tháng cuối năm của Oppo là 15,6%, giảm so với mức 16,6% mà công ty có được trong quý 4/2021.
Xiaomi có doanh số bán hàng sụt giảm nhiều nhất trong quý 4 với mức giảm 35,5% mặc dù dòng Redmi Note 12 hoạt động tốt hơn mong đợi. Xiaomi đã chứng kiến thị phần quý 4 tại Trung Quốc giảm từ 15,8% trong năm 2021 xuống còn 11,6% vào năm 2022.
Người Trung Quốc chán mua điện thoại mới, chọn iPhone cho ổn định lâu bền
Trên cả năm 2022, Vivo là công ty có lượng thiết bị xuất xưởng cao nhất với 18,6% thị phần. Thương hiệu này thuộc sở hữu của BBK Electronics (Trung Quốc). Tập đoàn cũng sở hữu Oppo, Realme, OnePlus và iQOO. Vivo đã chiếm được vị trí hàng đầu dù lượng xuất xưởng của công ty giảm 25,1% so với năm trước.
Honor đã có một năm 2022 tuyệt vời với số lượng xuất xưởng hàng năm tăng lên con số khổng lồ 34,4%, khiến họ trở thành thương hiệu duy nhất trong số 5 thương hiệu hàng đầu ở Trung Quốc có doanh số bán smartphone tăng trong năm. Công ty đã chứng kiến thị phần tại Trung Quốc của mình tăng vọt từ 11,7% trong năm 2021 lên 18,1% vào hồi năm ngoái.
Cả Oppo lẫn Apple đều đứng ở vị trí thứ 3 khi cả 2 nhà sản xuất điện thoại này đều chiếm 16,8% thị trường smartphone Trung Quốc trong năm 2022. Doanh số của Oppo giảm 28,2% từ năm 2021 đến năm 2022, trong khi Apple chỉ bán ra ít hơn 4,4% tại Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy rõ người dùng tín nhiệm thương hiệu nước Mỹ như thế nào.
Người Trung Quốc chán mua điện thoại mới, chọn iPhone cho ổn định lâu bền
Xiaomi đứng thứ năm về doanh số bán smartphone tại Trung Quốc trong cả năm 2022. Số lượng xuất xưởng giảm 23,7% hàng năm khiến công ty chỉ còn 13,7% thị phần tại Trung Quốc so với 15,5% của năm trước đó.
Trong quý 4 năm 2022, số lượng xuất xưởng sản phẩm màn hình gập tại Trung Quốc đạt kỷ lục 1,1 triệu chiếc. Trong cả năm, số lượng thiết bị gập được xuất xưởng trong nước là gần 3,3 triệu chiếc, tăng 118%, một con số cao hơn dự kiến. Các thiết bị gập chiếm 1,2% số lô hàng smartphone ở Trung Quốc hồi năm ngoái, tăng từ mức 0,5% thị phần trong năm 2021.

>>> Tham vọng tự chủ bán dẫn của Trung Quốc có thể đổ bể vì Hà Lan và Nhật Bản

Nguồn: Phone Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top