Người từng nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson

Các nhà nghiên cứu của Đại học Thomas Jefferson đã phát hiện, vi rút SARS-CoV-2 có thể làm tăng nguy cơ chết tế bào não.
Kết quả của một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Movement Disorders (Rối loạn vận động) đã kết luận rằng, virus SARS-CoV-2 gây dịch đại dịch Covid-19 làm tăng nguy cơ thoái hóa não ở bệnh nhân mắc Parkinson.
Các nhà khoa học đã và đang nỗ lực nghiên cứu tác động của bệnh COVID-19 đối với não của bệnh nhân. Điều này là bởi ngay cả sau khi hồi phục, mọi người vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng như sương mù não, đau đầu và mất ngủ. Nghiên cứu trên chỉ ra rằng ở những người đã bình phục sau mắc COVID-19, bao gồm cả những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ hơn, não của họ có thể chịu một số ảnh hưởng lâu dài.
Người từng nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với những con chuột bị nhiễm virus SARS-CoV-2 và đã bình phục. Jefferson và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 có thể làm tăng khả năng thoái hóa não trong bệnh Parkinson.
Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chậm chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.
“Parkinson là một căn bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 2% số người trên 55 tuổi, vì vậy sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh này không thật sự đáng sợ”, Richard Smeyne, Tiến sĩ, Giám đốc Bệnh Parkinson Toàn diện và Rối loạn Vận động cho biết. “Nhưng hiểu được cách coronavirus tác động lên não có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho những hậu quả lâu dài của đại dịch này”.
Người từng nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên những con chuột đã được biến đổi gene để mang thụ thể ACE-2 ở người
Một nghiên cứu được công bố vào ngày 17 tháng 5 trên tạp chí Movement Disorders đã mở rộng thêm những phát hiện trước đó từ phòng thí nghiệm Smeyne. Nghiên cứu chỉ ra rằng vi rút có thể làm tăng tính nhạy cảm của các tế bào não hoặc tế bào thần kinh khiến nó bị tổn thương hoặc chết. Trong nghiên cứu trước đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con chuột tiếp xúc với chủng cúm H1N1 gây ra đại dịch cúm năm 2009 dễ bị nhiễm MPTP hơn, một độc tố gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson.
Nghiên cứu mới đã sử dụng những con chuột đã được thay đổi gen để mang thụ thể ACE-2 của con người, mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để tiếp cận các tế bào thông qua đường hô hấp của chúng ta. Những con chuột này đã bị nhiễm SARS-CoV-2 và sau đó được phép hồi phục. Điều quan trọng là, liều lượng sử dụng trong nghiên cứu này tương ứng với trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ ở người, với khoảng 80% số chuột bị nhiễm bệnh sống sót. Ba mươi tám ngày sau khi những con chuột hồi phục, chúng được chia thành 2 nhóm, trong đó 1 nhóm được tiêm chất MPTP (một chất độc gây bệnh Parkinson) liều thấp đủ để không gây mất tế bào thần kinh.
Người từng nhiễm COVID-19 có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson
Nhóm đối chứng được tiêm nước muối sinh lý. Hai tuần sau, não của hai nhóm chuột được kiểm tra. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc mắc COVID-19 đơn thuần không ảnh hưởng đến tế bào thần kinh dopaminergic ở hạch nền. Tuy nhiên, những con chuột được tiêm MPTP liều thấp sau khi hồi phục lại có biểu hiện tương tự như tình trạng mất tế bào thần kinh cổ điển trong bệnh Parkinson. Sự gia tăng độ nhạy này sau khi mắc COVID-19 tương tự như những gì đã ghi nhận trong một nghiên cứu trước đó về bệnh cúm.
Tuy nhiên, việc nắm được cách thức virus SARS-CoV-2 tác động lên não có thể giúp con người sẵn sàng ứng phó với những hậu quả lâu dài của đại dịch COVID-19. Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí eClinicalMedicine cho thấy việc mắc COVID-19 thể nặng có thể gây suy giảm nhận thức, khiến hoạt động trí não bị ảnh hưởng tương tự như đã lão hóa thêm 20 năm.
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson, chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh.

>>> COVID-19 phá tan phòng tuyến Hong Kong.
NGUỒN: SCITECH DAILY
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top