Nguồn cơn bùng phát bạo loạn tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới

Các cuộc biểu tình phản đối những biện pháp phòng chống COVID-19 và bảo vệ quyền lợi của công nhân đã dẫn đến các cuộc đụng dộ dữ dội giữa hàng trăm công nhân và lực lượng an ninh tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới của Foxonn ở Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), làm trật bánh toàn bộ lịch trình sản xuất và giao hàng dòng điện thoại chủ lực của Apple.
Nguồn cơn bùng phát bạo loạn tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới
Cuộc bạo loạn tại nhà máy Trịnh Châu cho thấy những nỗ lực của chính quyền tỉnh Hà Nam nhằm giúp khôi phục toàn bộ hoạt động sản xuất tại cơ sở lớn nhất do tập đoàn công nghệ Foxconn điều hành đã phản tác dụng. Điều này có thế đẩy nhanh tốc độ di chuyển dây chuyền sản xuất nhiều thiết bị điện tử tại Trung Quốc đại lục sang các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam và Ấn Độ.
Các video lan truyền trên mạng xã hội, đã được một số cựu nhân viên Foxconn ở Trịnh Châu xác minh, cho thấy công nhân và lực lượng an ninh tại nhà máy đã nổ ra những cuộc ẩu đả. Những video này cũng cho thấy các công nhân giận dữ đến mức đạp đổ các rào chắn và tháo dỡ những ki-ốt xét nghiệm Covid.
Theo một số công nhân tại nhà máy, vấn đề lớn nhất của họ là những người mới tuyển dụng bị buộc phải ở chung ký túc xá với những bệnh nhân dương tích COVID-19 bên trong khu tập thể khư phức hợp ở Trịnh Châu. Dẫu thế, Foxconn đã phủ nhận cáo buộc này.
Chính quyền địa phương trước đó đã cử hàng nghìn nhân viên đến để giúp Foxconn kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo công nhân không rời khỏi khu phức hợp đang hoạt động như một hệ thống sản xuất “khép kín”, giúp tất cả nhân viên sống và làm việc bên trong khuôn viên. Khi hoạt động hết công suất, khu phức hợp sản xuất Trịnh Châu của Foxconn có thể chứa tới 300.000 công nhân.
Nguồn cơn bùng phát bạo loạn tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới
Bên cạnh vấn đề ký túc xá chật chội và quy trình kiểm soát dịch bệnh cứng nhắc, công nhân còn phàn nàn về các lợi ích của công nhân. Hai cựu công nhân giấu tên cho biết các khoản trợ cấp được hứa từ ban đầu đã bị cắt bỏ. Mặc dù Foxconn đã xác nhận rằng các khoản thanh toán này “luôn được thực hiện dựa trên nghĩa vụ hợp đồng”.
Sự gián đoạn tại địa điểm sản xuất Trịnh Châu của Foxconn đã chứng minh rằng những sáng kiến hỗ trợ cho cơ sở lớn nhất trong chuỗi cung ứng sản xuất của Apple từ chính quyền Trung Quốc đã hoàn thành sai lầm, gây ra những phản ứng dữ dội.
Chính quyền tỉnh Hà nam gần đây đã tích cực kêu gọi các cựu chiến binh Quân đội Giải phóng Nhân dân vào làm việc tại cơ sở của Foxconn. Các nhà chức trách cũng khuyến khích những cán bộ ở thành phố Khai Phong và Tế Nguyên thuộc tỉnh Hà Nam “thành lập đội” và tham gia vào dây chuyền lắp ráp ở Trịnh Châu của Foxconn trong ít nhất 1 tháng.
Chiến dịch đó được thực hiện ngay sau khi hàng chục nghìn công nhân rời khỏi khu phức hợp Trịnh Châu của Foxconn, vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ cuối tháng 10.
Tình trạng nhiều công nhân bỏ việc đó đã khiến Apple phải cảnh báo về “việc các lô hàng iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ ít hơn” bởi nhà máy Trịnh Châu của Foxconn đang “hoạt động với công suất giảm đáng kể”.
Nguồn cơn bùng phát bạo loạn tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới
Dẫu Foxconn đã cung cấp nhiều ưu đãi lương thưởng hơn cho công nhân làm tại các dây chuyền lắp ráp ở lại Trịnh Châu thế nhưng sự hỗn loạn tại khu phức hợp đã khiến các công nhân mới thất vọng.
Một công nhân mới họ Zhang, đến từ 1 tỉnh lân cận, xác nhận rằng anh phải ở chung phòng ký túc xá với 7 nhân viên mới khác. Anh cho biết: “Mọi người trong ký túc xá đều muốn nghỉ việc.”
Trước khi được đưa vào ký túc xá, Zhang đã phải cách ly trong phòng khách sạn trong 3 ngày sau khi đăng ký với cơ quan lao động để làm việc cho Foxconn.
Zhang cho biết: “Nhà máy đang trong tình trạng hỗn loạn. Tôi nghe nói các ca dương tính với COVID-19 vẫn đang làm việc bên trong nhà máy.” Anh bổ sung thêm rằng một số người đã cách ly 3 ngày vẫn không thể vào nhà máy để bắt đầu làm việc.
Dẫu Foxconn trả cho mỗi công nhân được tuyển dụng 400 Nhân Dân Tệ (tương đương 1,4 triệu đồng) mỗi ngày dưới dạng trợ cấp cách ly, thế nhưng, nhân viên có tên Xiaodong cho biết họ vẫn lo sợ về tình trạng COVID-19 ở Trịnh Châu.
Foxconn (có tên chính thức là Hon Hai Precision Industry) tuyên bố rằng họ đã gặp phải 1 “lỗi kỹ thuật” trong quá trình tiếp nhận ứng viên. Công ty Đài Loan cũng đảm bảo “mức lương thực tế giống như đã thỏa thuận và được quảng cáo trong các áp phích tuyển dụng chính thức”. Dẫu thế, công ty không tiết lộ chi tiết.
Trong một động thái tuyệt vọng nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực, Foxconn cũng cam kết trả cho mỗi công nhân mới được thuê 10.000 Nhân Dân Tệ nếu muốn rời khỏi khu phức hợp ở Trịnh Châu. Động thái này diễn ra sau khi Trịnh Châu thông báo về 1 đợt phong tỏa kéo dài 5 ngày nữa trong bối cảnh thành phố có dân số 12 triệu người này ghi nhận 153 ca nhiễm với cùng 521 ca nhiễm không có triệu chứng.
Nhà phân tích Daniel Ives và John Katsingris của Wedbush Securities cho biết: “Việc Foxconn ở Trung Quốc đại lục ngừng hoạt động vì COVID-19 là một đòn giáng mạnh vào Apple trong quý này và chúng tôi tin rằng khoảng 5% sản lượng iPhone 14 đã bị loại khỏi chuỗi cung ứng.”
Hai nhà phân tích cho rằng, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng sản xuất của Apple tại Trung Quốc có thể gây ra tình trạng thiếu hụt lớn iPhone 14 vào mùa Giáng sinh năm nay, do nhu cầu đối với các mẫu phổ biến trong dòng thiết bị flagship mới đã vượt quá nguồn cung.
Apple chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này.
>>> Bạo loạn tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top