Nhật Bản hợp tác với Anh và Ý phát triển tiêm kích thế hệ thứ 6, Mỹ bị cho ra rìa

Vương quốc Anh, Nhật Bản và Ý mới đây đã công bố hợp tác chế tạo mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mới nhằm cạnh tranh hoặc làm lu mờ các máy bay chiến đấu tốt nhất của Trung Quốc và Nga, thậm chí có thể là Mỹ.
Nhật Bản hợp tác với Anh và Ý phát triển tiêm kích thế hệ thứ 6, Mỹ bị cho ra rìa
Trong tuyên bố chung của ba nước, các quan chức tham vọng sẽ phát triển và sản xuất thành công các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo vào năm 2035.
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo không đề cập đến Trung Quốc hay Nga nhưng cho biết, sự ra đời của mẫu máy bay chiến đấu mới là cần thiết vì “các mối đe dọa và sự gây hấn đang gia tăng” chống lại “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tự do và cởi mở”.
Các nhà lãnh đạo cho biết: “Việc bảo vệ nền dân chủ, nền kinh tế và an ninh của chúng ta cũng như bảo vệ sự ổn định của khu vực ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết”.
Trong một tuyên bố riêng, chính phủ Anh cho biết quá trình phát triển máy bay chiến đấu mới dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024 và dự kiến những chiến đấu cơ đầu tiên sẽ cất cánh vào năm 2035.
Chiếc chiến đấu cơ này sẽ tổng hợp tất cả công nghệ mới từ ba nước.
Tham vọng là đây sẽ là một máy bay phản lực thế hệ tiếp theo tăng cường cho các dàn máy bay không người lái, cảm biến, vũ khí và hệ thống dữ liệu tân tiến.
Máy bay phản lực mới được coi là sự thay thế cho máy bay chiến đấu Typhoon của Anh và F-2 của Nhật Bản.
Chương trình mới sẽ chứng kiến Anh, Nhật Bản và Ý đi theo con đường riêng của họ mà không cần sự hỗ trợ của Mỹ, nhà sản xuất máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
Cả ba quốc gia đều là một phần của chương trình máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ. Theo đó cả ba nước đều lái F-35 và các phiên bản của máy bay chiến đấu này được lắp ráp tại Ý và Nhật Bản. Máy bay phản lực mới dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến chương trình F-35.

Mỹ ủng hộ kế hoạch của đồng minh bất chấp bị ra rìa​

Trong một tuyên bố chung với Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Lầu Năm Góc ủng hộ việc phát triển máy bay chiến đấu mới.
Tuyên bố Mỹ-Nhật cho biết: “Mỹ ủng hộ hợp tác an ninh và quốc phòng của Nhật Bản với các đồng minh và đối tác có cùng chí hướng, bao gồm Vương quốc Anh và Ý về việc phát triển máy bay chiến đấu tiếp theo của nước này”,
Trong khi đó, tuyên bố của Anh-Nhật-Ý cho biết máy bay mới sẽ được thiết kế để tích hợp với các chương trình phòng thủ của tất cả các đồng minh và đối tác của họ. Tuyên bố có đoạn: “Khả năng tương tác trong tương lai với Mỹ, NATO và với các đối tác của chúng tôi trên khắp châu Âu, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và toàn cầu được phản ánh trong cái tên mà chúng tôi đã chọn cho chương trình”.
Nhật Bản hợp tác với Anh và Ý phát triển tiêm kích thế hệ thứ 6, Mỹ bị cho ra rìa
Các nhà lãnh đạo cho biết chương trình GCAP “sẽ hỗ trợ khả năng làm chủ của cả ba quốc gia trong việc thiết kế, cung cấp và nâng cấp các khả năng chiến đấu tiên tiến trên không”.
Các nhà phê bình cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt của Mỹ đối với công nghệ quân sự đôi khi làm hạn chế việc điều chỉnh các chiến đấu cơ như F-35 theo nhu cầu cụ thể của mỗi nước.
Một tài liệu Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ cho biết: “Không quân dự định để NGAD thay thế máy bay chiến đấu F-22 bắt đầu từ năm 2030, có thể bao gồm cả sự kết hợp giữa máy bay có người lái và máy bay không người lái”.

Chia sẻ lợi ích kinh tế​

Các nhà lãnh đạo Anh, Nhật Bản và Ý đã nêu bật những lợi ích khi làm việc cùng nhau.
Tuyên bố chung của họ cho biết: “Ba nước sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng, hợp tác khoa học và công nghệ, chuỗi cung ứng tích hợp và tăng cường hơn nữa cơ sở công nghiệp quốc phòng”.
Nhật Bản hợp tác với Anh và Ý phát triển tiêm kích thế hệ thứ 6, Mỹ bị cho ra rìa
Chương trình này cũng được kỳ vọng sẽ mang lại một sự thúc đẩy kinh tế và công nghiệp rộng lớn hơn, hỗ trợ việc làm và sinh kế trên khắp Nhật Bản, Ý và Vương quốc Anh.
Một phân tích năm 2021 của PricewaterhouseCoopers dự đoán chương trình máy bay chiến đấu mới có thể hỗ trợ khoảng 21.000 việc làm mỗi năm vào năm 2050 và đóng góp ước tính 32,1 tỷ USD cho nền kinh tế Anh.
Trong khi đó, Trung Quốc và Nga cũng được cho đang phát triển dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu. Trung Quốc và Nga hiện đang sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm gồm máy bay phản lực J-20 và J-31 của Bắc Kinh và Su-57 của Matx-cơ-va.
>>> Shock trước video ghi lại cảnh chó robot Trung Quốc đổ bộ lên mái nhà, đem theo súng máy để tấn công kẻ địch
Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top