Nhiều loài chim biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sự tồn vong của nhiều loài chim biển. Dân số chim suy giảm vì nguồn thức ăn khan hiếm, giảm khả năng sinh sản cùng với sóng nhiệt, kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Nhiều loài chim biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Những cái tên nổi bật trong danh sách trên là quần thể chim hải âu ngoài khơi các đảo Hawaii, chim ó biển sống ở phía bắc gần Quần đảo Anh, Hải Au cổ rụt ở bờ biển Maine. Phần đông chúng không thể xây tổ và nuôi con khi mực nước biển dâng, trong khi số khác không thể tìm thấy thức ăn khi nước biển ấm lên.
Chim
Uria aalge cùng với hải âu cổ rụt Cassin, sống ở ngoài khơi Bờ biển phía Tây, cũng là nạn nhân của những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những nguyên nhân chủ yếu gây sụt giảm dân số chim: nguồn thức ăn khan hiếm, nước biển dâng cao lấn chiếm các đảo nơi chim trú ngụ, các trận cuồng phong xảy ra với tần suất dày đặc quét sạch tổ chim non.

Thời tiết cực đoan

Nhiều con chim nhạn ở ngoài khơi nước Anh đã chết vì mưa và bão đá. Linda Welch, nhà sinh vật học thuộc Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ, cho biết: “Một số loài, bao gồm nhạn biển, có nguy cơ tuyệt chủng do con non không thể trưởng thành trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt".
"Thế giới nóng lên làm lũ chim bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong vài năm qua, chúng thất bại nhiều lần khi làm tổ. Tôi chắc chắn có nhiều hệ lụy hơn chúng ta tưởng”.

Nhiều loài chim biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Rất khó để xác định chính xác số lượng chim bị sụt giảm do biến đổi khí hậu là bao nhiêu. Theo ước tính từ các nhà nghiên cứu của đại học British Columbia cho biết, quần thể chim biển đã giảm 70% kể từ thế kỷ 20.
Ngoài ra, một bài báo trên tạp chí Science nhấn mạnh khả năng sinh sản thành công của chim biển cũng giảm nhanh trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt những loài sống ở phía bắc đường xích đạo.
Điều đó được chứng thực bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington. Khi điều tra hàng chục loài chim biển trên toàn thế giới, họ phát hiện tỷ lệ sinh sản của nhiều loài chỉ ở mức 10% so với trong quá khứ. Thêm nữa, nhóm cũng báo cáo những khó khăn trong việc tìm kiếm cá ở Nam bán cầu là nguyên nhân ngăn cản chim cánh cụt Magellanic nuôi con.

Khan hiếm thức ăn do nước biển ấm lên

Theo các nhà khoa học của chính phủ Mỹ, trong 5 thập kỷ qua, 90% lượng nhiệt tăng lên trên toàn cầu được đại dương hấp thụ. Nước biển ấm lên cùng với thảm họa thiên nhiên khiến hàng ngàn con chim chết vì đói.
P. Dee Boersma, giáo sư sinh học tại Đại học Washington và là tác giả của nghiên cứu Khoa học trên cho biết, loài chim cánh cụt ở Nam Phi đã giảm gần 3/4 kể từ năm 1991. Dấu hiệu này cho thấy biển ấm lên đe dọa nhiều loài chim biển.
Một mối đe dọa nghiêm trọng khác là số lượng sinh vật phù du và cá nhỏ ở vùng nước lạnh phương Bắc giảm nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự kiện hàng chục nghìn con hải âu rụt cổ Cassin chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ Thái Bình Dương trong những năm gần đây. Một sự kiện khủng khiếp khác là vào năm 2010, gần 8000 xác con chim "common murres" trôi dạt vào một bãi biển gần Rừng Quốc gia Chugach ở Alaska.
Nguyên nhân của những vụ chim chết hàng loạt trên được cho là do nước ấm lên, cướp đi nguồn thức ăn cá mòi và cá cơm dồi dào. Khoa học đặt tên cho những đợt nước nóng trên đại dương là “đốm màu”.
Vấn đề tương tự xảy ra với loài ó biển sống ở Biển Bắc, nước ấm lên buộc chúng phải di chuyển xa hơn nếu muốn kiếm ăn. Vì xa tổ quá lâu, chim non bị các loài động vật ăn thịt giết.

Nước biển dâng cao

Mực nước biển dâng cao là một mối quan tâm khác. Don Lyons, giám đốc khoa học bảo tồn tại Viện Chim biển của Hiệp hội Audubon cho biết, nhiều khu vực trũng thấp, nơi các đàn chim hải âu ở trung tâm Thái Bình Dương và các đảo Hawaii thường đến, nay gặp phải lũ lụt và bão lớn.
“Ai cũng lo lắng điều gì sẽ xảy ra trong vài thập kỷ sắp tới”, Lyons nói.
Hải âu cổ rụt Atlantic, loài chim biển mang tính biểu tượng của bang Maine, đã trải qua thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử loài. Khả năng sinh sản sụt giảm đáng kể vào mùa hè này do nguồn cá khan hiếm.

Nhiều loài chim biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học cho biết Vịnh Maine, nơi làm tổ của loài hải âu cổ rụt Atlantic, đang ấm lên nhanh hơn những đại dương khác. Dân số loài giảm thảm hại do sinh sản kém, điều này đã kéo dài trong nhiều năm. Đây là một dấu hiệu xấu cho số phận của toàn bộ loài chim biển.
“Chim biển là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về sức khỏe đại dương chúng ta. Sự leo thang của số lượng chim chết khẳng định rằng lượng nhiệt tăng cao trên đại dương đang đến hồi chết chóc”, Shaye Wolf, Giám đốc khoa học khí hậu của Trung tâm Đa dạng Sinh học tuyên bố.
Nguồn:
Taiwannews
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top