thumbnail - Những nguy cơ khi đưa người lên sao Hỏa, tệ nhất có thể nguy hiểm tính mạng
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Những nguy cơ khi đưa người lên sao Hỏa, tệ nhất có thể nguy hiểm tính mạng

Theo dự kiến, thập kỷ tới khoảng vào năm 2033, NASA và Trung Quốc sẽ gửi các phi hành gia lên sao Hỏa lần đầu tiên trong lịch sử. Điều này đồng nghĩa những thách thức mới, từ vấn đề hậu cần và kỹ thuật đến đảm bảo phi hành gia có thể xử lý chất thải, đủ thức ăn và nước uống cho toàn bộ hành trình đến và rời hành tinh Đỏ.

Mô hình nghiên cứu cho thấy phi hành gia bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Bên cạnh đó là vấn đề sức khỏe và sự an toàn của các phi hành gia, vì họ phải rời hành tinh quê hương hàng tháng trời để lơ lửng trong không gian, tiếp xúc với bức xạ vũ trụ và vi trọng lực. Nhiều ý kiến lo ngại sau nhiều tháng tiếp xúc với môi trường vi trọng lực, các phi hành gia sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi với lực hấp dẫn của Trái Đất.

Nhóm chuyên gia y học vũ trụ từ Đại học Quốc gia Úc đã phát triển một mô hình toán học, nhằm dự đoán các phi hành gia có thể du hành an toàn đến sao Hỏa và thực hiện nhiệm vụ khi đến Hành tinh Đỏ hay không. Theo các mô phỏng, các mối nguy hiểm tiềm tàng cho các nhiệm vụ trên sao Hỏa là rất nhiều, nhưng vi trọng lực được cho là mối đe dọa lớn nhất.

Những nguy cơ khi đưa người lên sao Hỏa, tệ nhất có thể nguy hiểm tính mạng 

Hình ảnh được chụp từ sao Hỏa

Vi trọng lực kết hợp với bức xạ gây tổn hại từ mặt trời và các nguồn vũ trụ có khả năng gây ra những thay đổi cơ bản cho cơ thể của các phi hành gia. Vi trọng lực được biết là nguyên nhân gây mất mật độ cơ và xương, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng nội tạng, thị lực và hệ thống tim phổi (khả năng bơm máu qua hệ thống động mạch, tĩnh mạch cơ thể)

Tiến sĩ Emma Tucker, một nhà vật lý thiên văn cho rằng việc tiếp xúc lâu dài với môi trường không trọng lực có thể khiến tim của một người trở nên "lười biếng" vì nó không phải làm việc chăm chỉ như trong điều kiện bình thường để vượt qua trọng lực và bơm máu khắp cơ thể.

"Khi bạn ở Trái Đất, lực hấp dẫn đang kéo chất lỏng xuống nửa dưới của cơ thể chúng ta, đó là lý do tại sao một số người nhận thấy chân của họ bắt đầu sưng lên sau một ngày dài hoạt động. Nhưng khi bạn du hành vào không gian, lực hấp dẫn biến mất, có nghĩa là chất lỏng sẽ dịch chuyển đến nửa trên của cơ thể bạn và điều đó gây ra phản ứng khiến cơ thể nghĩ rằng có quá nhiều chất lỏng. Kết quả là bạn sẽ đi vệ sinh nhiều hơn nhưng không cảm thấy khát, không muốn uống nước và cuối cùng là bị mất nước."

Đó cũng là những lý do tại sao phi hành gia trở về từ ISS bị ngất xỉu khi đặt chân lên Trái đất, hoặc cần được vận chuyển bằng xe lăn. Càng ở lâu trên một hành tinh xa xôi không trọng lực, bạn càng bị các vấn đề nghiêm trọng về thích nghi với Trái Đất, quá trình điều chỉnh đối với lực hấp dẫn của Trái đất càng khó khăn hơn.

Đó là chưa kể đến những vấn đề nguy hiểm khẩn cấp

Những nguy cơ khi đưa người lên sao Hỏa, tệ nhất có thể nguy hiểm tính mạng 

Khi nói đến các nhiệm vụ liên quan đến sao Hỏa, còn có sự phức tạp do sự chậm trễ liên lạc giữa Trái đất và sao Hỏa. Sự chậm trễ này có thể kéo dài tới 20 phút, có nghĩa là các phi hành gia trong một số trường hợp có thể phải thực hiện nhiệm vụ của mình mà không có sự hỗ trợ ngay lập tức từ người điều khiển sứ mệnh.

"Nếu một phi hành gia bị ngất khi lần đầu tiên bước ra khỏi tàu vũ trụ hoặc nếu có trường hợp khẩn cấp y tế, không có ai trên sao Hỏa để giúp họ cả. Đây là lý do tại sao chúng ta phải chắc chắn phi hành gia phù hợp để bay và có thể thích ứng với trường hấp dẫn của sao Hỏa."

Nhìn chung, những nghiên cứu thử nghiệm trên đây rất đáng khích lệ. Các nhà khoa học còn muốn tạo ra  mô hình có thể mô phỏng tác động của du hành vũ trụ kéo dài đối với những cá nhân có các vấn đề về sức khỏe từ trước đó. Họ cũng hy vọng mô hình này sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể hơn về những gì sẽ xảy ra nếu một người "hàng ngày" du hành vào vũ trụ.


>>>Ngày trên Trái Đất đang dài hơn một cách bí ẩn, tại sao lại như vậy?


Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác