Vào tháng 3/2018, một sự kiện âm nhạc hoành tráng được tổ chức với sự tham gia của 3 ca sĩ và 2 diễn viên nổi tiếng. Bên dưới là đám đông chật cứng hò reo không ngớt. Buổi diễn đã được truyền hình tới hàng chục đài khác nhau, có tới hàng triệu người xem trên khắp quần đảo Indonesia.
Song, nhân vật chính của sự kiện lại chỉ là 1 chiếc điện thoại Trung Quốc - vivo V9. Không phải flagship Apple hay Samsung ở 1 sự kiện hoành tráng như vậy.
Đó chỉ là 1 trong nhiều cách quảng bá sản phẩm của các hãng Trung Quốc. Dần dần, họ chiếm được cảm tình và khiến người dân Indonesia rút hầu bao. Trước đây, người ta vẫn quan niệm điện thoại tàu là hàng nhái, copy rẻ tiền, chất lượng kém. Song, bây giờ thị phần điện thoại Trung Quốc đã chiếm gần 70% thị trường.
Trong khi đó, Indonesia đã là thị trường smartphone lớn thứ 4 thế giới. Ở đây, người dân dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại nhất thế giới, mỗi ngày trung bình 5,5 giờ online. Hãng dãn đầu thị trường là Oppo với 21%, sau đó là vivo, Xiaomi, Realme. Apple thậm chí chưa bao giờ lọt vào top 5 ở Indonesia. Điều này rõ ràng trái ngược hoàn toàn với Việt Nam hay nhiều thị trường khác.
Nếu đê phân tích tại sao họ lại có kết quả tốt như vậy, có thể gói gọn trong 3 cách tiếp cận: giá thấp, bản địa hóa marketing, xây dựng cộng đồng địa phương qua hỗ trợ việc làm và cứu trợ thiên tai.
Điện thoại Trung Quốc chấp nhận tỉ suất sinh lời thấp, do vậy giữ được giá bán rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu lớn như Apple, Samsung. Phân khúc dưới 200 USD do vivo thống trị, còn từ 200 đến 400 USD do Oppo nắm giữ. Điều này trái ngược với Apple và Samsung, những flagship như iPhone 13 Pro Max và Galaxy S22 Ultra có giá đắt đỏ nằm ngoài tầm với đại bộ phận người dân. Ở đây, chúng được coi là xa xỉ phẩm không khác gì “sở hữu 1 chiếc Porsche.”
Việc marketing được đẩy mạnh và phù hợp với thị hiếu bản địa. Ví dụ, Indonesia là thị trường lớn nhất châu Á của nền tảng Instagram, tài khoản Oppo Indonesia ở đây có hơn 1,3 triệu người theo dõi. Nhiều nhân vật nổi tiếng cũng quảng cáo cho Oppo, như nữ hoàng phim truyền hình Indonesia Nikita Willy-Indra, ca sĩ Cinta Laura có hợp đồng với Sony Music. Việc này mang lại hiệu quả rõ rệt, khảo sát cho biết có tới 70% thaanh thiếu niên đã mua Oppo vì có sự bảo chứng từ người nổi tiếng.
Ca sĩ Cinta Laura thuộc Sony Music quảng cáo cho điện thoại Oppo
Không chỉ vậy, Oppo và vivo còn đáp ứng rất tốt quy định về tỉ lệ nội địa hóa. Chính phủ yêu cầu điện thoại 4G phải có 20% tỉ suất linh kiện được sản xuất trong nước. 2 hãng Trung Quốc đã làm vượt xa cả yêu cầu đó khi đạt tỉ lệ 30%. Họ tích cực thuê lao động địa phương, hợp tác với các trường học để đào tạo dạy nghề, sau đó là tuyển dụng nhân viên. Có đến 35% nhân viên tại nhà máy Tangerang của Oppo là người bản địa.
Tuy vậy, các thương hiệu Trung Quốc vẫn còn bị dè chừng rất nhiều. Khảo sát cho thấy 1/3 người dân ủng hộ bán cổ phần kiểm soát các công ty địa phương cho chủ đầu tư Trung Quốc. Có gần 1 nửa vẫn coi Trung Quốc là 1 mối đe dọa an ninh quốc gia.
Nếu không phải vì mức giá phải chăng và chất lượng đủ dùng, có lẽ không phải ai cũng chấp nhận mua điện thoại Trung Quốc. Theo dự đoán, với việc Apple và Samsung chậm chạp trong việc thích nghi, có lẽ điện thoại Trung Quốc vẫn còn thống trị lâu dài ở Indonesia.
>>> Apple vượt thị phần Xiaomi ở châu Á.
Song, nhân vật chính của sự kiện lại chỉ là 1 chiếc điện thoại Trung Quốc - vivo V9. Không phải flagship Apple hay Samsung ở 1 sự kiện hoành tráng như vậy.
Đó chỉ là 1 trong nhiều cách quảng bá sản phẩm của các hãng Trung Quốc. Dần dần, họ chiếm được cảm tình và khiến người dân Indonesia rút hầu bao. Trước đây, người ta vẫn quan niệm điện thoại tàu là hàng nhái, copy rẻ tiền, chất lượng kém. Song, bây giờ thị phần điện thoại Trung Quốc đã chiếm gần 70% thị trường.
Nếu đê phân tích tại sao họ lại có kết quả tốt như vậy, có thể gói gọn trong 3 cách tiếp cận: giá thấp, bản địa hóa marketing, xây dựng cộng đồng địa phương qua hỗ trợ việc làm và cứu trợ thiên tai.
Việc marketing được đẩy mạnh và phù hợp với thị hiếu bản địa. Ví dụ, Indonesia là thị trường lớn nhất châu Á của nền tảng Instagram, tài khoản Oppo Indonesia ở đây có hơn 1,3 triệu người theo dõi. Nhiều nhân vật nổi tiếng cũng quảng cáo cho Oppo, như nữ hoàng phim truyền hình Indonesia Nikita Willy-Indra, ca sĩ Cinta Laura có hợp đồng với Sony Music. Việc này mang lại hiệu quả rõ rệt, khảo sát cho biết có tới 70% thaanh thiếu niên đã mua Oppo vì có sự bảo chứng từ người nổi tiếng.
Không chỉ vậy, Oppo và vivo còn đáp ứng rất tốt quy định về tỉ lệ nội địa hóa. Chính phủ yêu cầu điện thoại 4G phải có 20% tỉ suất linh kiện được sản xuất trong nước. 2 hãng Trung Quốc đã làm vượt xa cả yêu cầu đó khi đạt tỉ lệ 30%. Họ tích cực thuê lao động địa phương, hợp tác với các trường học để đào tạo dạy nghề, sau đó là tuyển dụng nhân viên. Có đến 35% nhân viên tại nhà máy Tangerang của Oppo là người bản địa.
Tuy vậy, các thương hiệu Trung Quốc vẫn còn bị dè chừng rất nhiều. Khảo sát cho thấy 1/3 người dân ủng hộ bán cổ phần kiểm soát các công ty địa phương cho chủ đầu tư Trung Quốc. Có gần 1 nửa vẫn coi Trung Quốc là 1 mối đe dọa an ninh quốc gia.
Nếu không phải vì mức giá phải chăng và chất lượng đủ dùng, có lẽ không phải ai cũng chấp nhận mua điện thoại Trung Quốc. Theo dự đoán, với việc Apple và Samsung chậm chạp trong việc thích nghi, có lẽ điện thoại Trung Quốc vẫn còn thống trị lâu dài ở Indonesia.
>>> Apple vượt thị phần Xiaomi ở châu Á.