thuha19051234
Pearl
Những chuyện buồn và sự kiện đau thương là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Đó là một phần của đời người và không lúc này thì lúc khác, chúng ta sẽ gặp. Người lớn sẽ dễ dàng hiểu và chấp nhận nó, nhưng việc giải thích cho trẻ em lại mang đến một thách thức hoàn toàn khác. Trẻ em biết khi nào điều gì đó đang xảy ra, chúng tiếp xúc với những tin tức gây lo lắng dù là ở nhà hay ở trường, từ những năm đầu đến tuổi thiếu niên. Vậy các phụ huynh có thể làm gì để giúp con mình hiểu và xử lý những thông tin mà chúng có thể không mong muốn? Nhà tâm lý học nhi khoa Kate Eshleman cho rằng, việc thực hiện cách tiếp cận tích cực và thảo luận về những sự việc khó khăn theo những cách phù hợp với lứa tuổi có thể giúp con bạn cảm thấy an toàn và yên tâm hơn. Đây là cách để có một cuộc trò chuyện cởi mở và trung thực với trẻ em về những chuyện buồn mà có thể chúng đang nghe và nhìn thấy.
Khi cả hai đều sẵn sàng cho cuộc trò chuyện, tiếp theo là sự rõ ràng và trung thực. Trẻ em rất trực quan và tiếp thu nhiều hơn những gì bạn có thể nghĩ chúng làm. Chúng có thể cảm nhận được khi người lớn đang nói thì thầm hoặc giấu giếm về điều gì đó. Chúng cũng giỏi trong việc cảm nhận nỗi sợ hãi hoặc lo lắng ở người lớn. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn có một cuộc trò chuyện hiệu quả. 1. Đặt những câu hỏi mở Cách tốt nhất để bắt đầu trò chuyện là thăm dò, hỏi con bạn về những gì chúng đã nghe được, cảm nhận được về một chuyện buồn hoặc tin xấu nào đó. Hầu hết trẻ em, bất kể chúng bao nhiêu tuổi, sẽ có một số kiến thức về tình huống từ các cuộc nói chuyện với bạn bè hoặc nghe lén người lớn nói chuyện. Vấn đề ở đây là gì? Chúng có thể không hoàn toàn hiểu được những gì được nghe. Điều này có thể khiến trẻ chia sẻ điều gì đó có thể không đúng sự thật hoặc lặp lại thông tin sai lệch, điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn nhiều hơn. Vì thế, hãy tạo cho trẻ cơ hội để chia sẻ cảm nhận của chúng. Bằng cách này, cha mẹ có thể trấn an con mình nếu chúng bộc lộ cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng. Hãy cho con bạn biết rằng cảm xúc, phản ứng và câu hỏi của chúng sẽ liên quan đến một vấn đề quan trọng, hãy thực sự là những cha mẹ biết lắng nghe và đừng bác bỏ những gì chúng nói với tư cách là trẻ con.
2. Giải thích thông tin bằng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu Khi nói chuyện với trẻ em, bạn hãy nói một cách chậm rãi, cẩn thận và sử dụng những từ ngữ không gây hoảng loạn hoặc nhầm lẫn cho trẻ. Giải thích những gì đã xảy ra theo cách phù hợp với độ tuổi và mức độ hiểu biết của con bạn. Đừng làm quá tải chúng với quá nhiều thông tin. Đồng thời, hãy trung thực trước những câu trả lời và những thông tin của bạn khi con cái hỏi, bạn hoàn toàn có thể trả lời rằng "Bố/mẹ không biết". Trẻ em thường có thể cảm nhận được nếu người lớn không trung thực. Chúng có thể nghĩ rằng bạn không thẳng thắn với chúng và chính điều này sẽ tạo ra cảm giác không tin tưởng. 3. Đừng cho trẻ xem những thông tin dạng hình ảnh hoặc video Không nên cho trẻ nhỏ xem những hình ảnh liên quan đến bạo lực, nhất là những hình ảnh lặp đi lặp lại, gây khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ nhỏ. Còn với những trẻ lớn hơn, bạn có thể cùng nhau xem lại, nghe, đọc hoặc xem thông tin để cả hai cùng thảo luận nếu thấy cần thiết. 4. Theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội mà trẻ tiếp xúc Những trẻ em lớn hơn đã có quyền truy cập nhiều nguồn tin tức và hình ảnh đồ họa thông qua phương tiện truyền thông xã hội và các ứng dụng khác. Hãy nhận thức được những yếu tố bên ngoài đó và thực hiện các bước chuẩn bị trước để trò chuyện với trẻ về những gì chúng có thể nghe hoặc nhìn thấy.