Nông dân vùng trồng lúa cuối cùng của Hàn Quốc: Gạo Hàn rồi sẽ vượt qua Nhật Bản

Nhiều nông dân Hàn Quốc tự tin, các giống gạo của họ sẽ sớm có thể vượt mặt các giống gạo ngon của Nhật Bản.
Nông dân vùng trồng lúa cuối cùng của Hàn Quốc: Gạo Hàn rồi sẽ vượt qua Nhật Bản
Giá gạo tăng, mùa màng bội thu và nhu cầu về gạo thương hiệu cao cấp sản xuất trong nước tăng cao giúp những người nông dân ở gần thành thị cảm thấy công việc nặng nhọc của họ được đền đáp.
Nông dân Kang Han-sung, 65 tuổi, rạng rỡ với nụ cười hài lòng trong lúc đang kiểm tra những hạt lúa chín trên cánh đồng trải dài đến xa ở phía tây bắc Ogok-dong, quận Gangseo của Seoul.
Kang Han-sung chia sẻ: “Các loại gạo Nhật Bản sẽ sớm biến mất, vì các thương hiệu gạo địa phương của Hàn Quốc sớm muộn gì cũng sẽ thay thế chúng. Ý tôi là chất lượng gạo Hàn Quốc ngày càng tốt hơn một số chủng loại tốt của gạo Nhật Bản. Vì vậy trong tương lai gần, nông dân sẽ nghiêm túc xem xét trồng các loại gạo cao cấp của Hàn Quốc”.
Các loại gạo dai và ngon ban đầu được phát triển ở Nhật Bản. Chúng có hạt tròn hơn, bóng hơn, chắc hơn, từ lâu đã trở thành loại ngũ cốc được người Hàn Quốc yêu thích. Theo Kang, nhờ các nhà khoa học nông nghiệp làm việc không ngừng trong vài thập kỷ qua nên đã giúp nâng cấp các giống lúa Hàn Quốc. Từ đó người tiêu dùng địa phương sẽ có thể thưởng thức các giống chất lượng cao hơn trong vài năm tới.
Kang đã xay vụ thu hoạch lúa đầu tiên với 20 bao gạo "gama" tương đương 80 kg cách đây một tuần trước.

Người nông dân trồng lúa lạc quan là có lý do​

Giá gạo đã tăng kể từ năm ngoái khi lũ lụt do biến đổi khí hậu dẫn đến thiếu hụt nguồn cung gạo. Giá mỗi bao gạo 80 kg hiện là 230.000 won (194 USD), tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Giá của cùng một lượng gạo hữu cơ không thuốc trừ sâu là gần 270.000 won (228 USD). Khoảng 40% gạo mà Kang sản xuất là hữu cơ. Giống như một số nông dân chuyên trồng hữu cơ khác, anh sử dụng ốc táo trên ruộng để kiểm soát cỏ dại và tránh sử dụng thuốc diệt cỏ.
Trong ba thập kỷ qua, Kang đã tập trung vào việc trồng lúa trên một khu vực rộng 10 ha ở tây bắc Seoul, giáp ranh với ba thành phố là Incheon, Bucheon và Gimpo.
Khu vực này từng là một phần của đồng bằng Gimpo màu mỡ, nơi nổi tiếng với một số loại gạo chất lượng cao nhất của Hàn Quốc. Khu vực Ogok-dong đã trở thành một phần của thủ đô Seoul cách đây rất lâu sau khi phân chia lại các thành phố và quận trong khu vực thủ đô.
Nông dân vùng trồng lúa cuối cùng của Hàn Quốc: Gạo Hàn rồi sẽ vượt qua Nhật Bản
Ogok-dong là vùng trồng lúa cuối cùng còn sót lại của Seoul. Với sự bùng nổ và phát triển đô thị tại Hàn Quốc, bắt đầu từ phía nam Seoul vào những năm 1970, hầu hết các cánh đồng lúa xung quanh các đô thị lớn cuối cùng đã trở thành các khu dân cư với các khu chung cư cao tầng và các khu thương mại.
Tuy nhiên, những cánh đồng lúa ở Ogok-dong vẫn còn tương đối nguyên vẹn bất chấp làn sóng phát triển này, chủ yếu là do vị trí của chúng. Nằm gần sân bay Quốc tế Gimpo nên khu vực này không thích hợp để làm khu dân cư.
Phía sau trang trại của Kang từng có một trường tiểu học. Tuy nhiên, nó đã đóng cửa do thiếu học sinh. Vì có dân cư thưa thớt nên Ogok-dong có cảnh quan đặc trưng nông thôn - thành thị độc đáo. Không giống như những khu phố đô thị đông đúc khác, khu vực này bao phủ xung quanh bởi những cánh đồng lúa. Trong tiết trời mùa thu đầy nắng và gió, những cánh đồng lúa bát ngát trải dài đến tận chân trời dọc hai bên những con đường chưa trải nhựa.
Là cha của hai đứa con đã trưởng thành, một con gái đã kết hôn và một con trai có công việc ổn định ở Seoul. Kang không còn cảm thấy áp lực tài chính và phải hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình. Nhờ canh tác giống lúa cao cấp, vợ chồng anh may mắn nằm trong số những nông dân có thể kiếm được thu nhập hàng năm đủ để trang trải các khoản chi tiêu của họ.
Kang chia sẻ: "Trước đây, tôi ghen tị với bạn bè vì họ có công việc tốt và không mấy vất vả. Bây giờ họ nói rằng họ ghen tị với tôi, bởi vì tôi vẫn có một công việc an toàn trong trang trại của mình mà tôi thực sự thích thú. Ngay cả khi tới cuối đời, tôi có thể sống một cuộc sống mà không phải lo lắng về tài chính”.
Nông dân vùng trồng lúa cuối cùng của Hàn Quốc: Gạo Hàn rồi sẽ vượt qua Nhật Bản
Quan sát những cây lúa nhuốm màu vàng đang chín trên cánh đồng, Kang thấy gần như chắc chắn sẽ có một vụ mùa bội thu, miễn là điều kiện thời tiết tốt cho đến giữa tháng 10, thời điểm anh có thể kết thúc vụ thu hoạch năm nay.
Có khoảng 100 nông dân thành thị ở Ogok-dong trồng lúa và các loại rau khác.
Trung tâm Công nghệ nông nghiệp của Seoul (ATC) cho biết một khu vực trồng lúa rộng 261 ha, sản xuất 1.227 tấn gạo hàng năm tính đến năm ngoái.
Bên trong khu đất có một khu vực rộng 100 ha dành riêng cho việc trồng các giống lúa được gọi chung là "Gạo Gyeongbokgung". Khoảng 20 nông dân có liên kết với nhóm nghiên cứu lúa gạo Gyeongbokgung, trồng các giống lúa thương hiệu của địa phương. Không giống những nông dân khác, những người trồng cây dựa trên kinh nghiệm và bí quyết tích lũy nhiều năm.
Những nông dân sáng tạo này thường xuyên tham gia các chương trình giáo dục do ATC mở nhằm tìm hiểu về công nghệ nông nghiệp tiên tiến và các xu hướng gần đây trong việc lai tạo các giống lúa mới. Kang hiện là trưởng nhóm nông dân này.
Việc ra mắt thương hiệu gạo Gyeongbokgung bắt đầu từ đầu những năm 2000. Gạo được định giá thấp vào thời điểm đó chính là lý do dẫn tới nhiều sáng kiến.
Chất lượng gạo sản xuất ở vùng nông nghiệp này tốt như gạo cao cấp được sản xuất ở thành phố Gimpo lân cận. Mặc dù điều kiện đất đai tương tự hay việc sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp giống hệt nhau, nước từ một hồ chứa chung gần đó nhưng giá gạo sản xuất ở Ogok-dong thấp hơn giá gạo ở Gimpo.
Do đó, các chuyên gia của ATC bắt đầu tìm cách giúp cho gạo trồng tại địa phương trở nên cạnh tranh hơn vì nông dân Seoul cảm thấy công việc nặng nhọc của họ không được đền đáp một cách xứng đáng.
Han Jun, giám đốc tư vấn của ATC chia sẻ với The Korea Times: "Nhiều quận và vùng trồng lúa nổi tiếng có nhãn hiệu riêng để quảng bá sản phẩm của họ. Nhưng gạo sản xuất ở Seoul được bán mà không có bất kỳ nhãn hiệu cụ thể nào vào thời điểm đó. Vì vậy, những người ở ATC đã đồng ý tạo ra một cái tên”.
Nông dân vùng trồng lúa cuối cùng của Hàn Quốc: Gạo Hàn rồi sẽ vượt qua Nhật Bản
Trong khi tìm kiếm cái tên phù hợp, cái tên "Gyeongbokgung" đã xuất hiện như một ứng cử viên lý tưởng vì cung điện hoàng gia của triều đại Joseon nằm ở Seoul. Các tài liệu lịch sử cho thấy, cung điện có ruộng để trồng lúa và đích thân các vị vua triều đại Joseon đã đi chăm đồng.
Cùng với nhãn hiệu Gyeongbokgung mới, ATC đã thiết kế nhãn hiệu và bao bì riêng cho loại gạo được canh tác đặc biệt ở Ogok-dong. Đây là một cách để khiến nó trở nên hấp dẫn hơn với những người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe. Bởi lẽ những người nông dân đã trồng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ ở đó kể từ năm 2016.
Những nỗ lực bổ sung nhằm nâng cao chất lượng gạo sản xuất tại địa phương đã giúp nông dân Ogok-dong bán được gạo với giá cạnh tranh. Ngoài việc được đóng gói một cách độc đáo với tên thương hiệu riêng, "Gyeongbokgung Rice" sau khi tung ra thị trường đã trở thành một món ăn nổi tiếng đối với người dân Seoul.
Nhu cầu về thương hiệu gạo hảo hạng được trồng ngay tại Seoul đã tăng lên. Nó cũng nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu yêu thích của người sành ăn. Giá gạo tăng sau đó phần nào giúp người nông dân cảm thấy nỗ lực của họ được đền đáp xứng đáng.
Ông Ha chia sẻ: "Tôi nghe nói nông dân đã có thể tập trung hoàn toàn vào việc nâng cao chất lượng cây trồng và điều đó đã giúp Gyeongbokgung Rice có được danh tiếng tốt trong lòng người tiêu dùng".
Nguồn: Koreatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top