Giới khoa học choáng váng trước vụ núi lửa Tonga phun trào, lượng nước đủ lấp đầy 58.000 hồ bơi Olympic

Vào ngày 15 tháng 1 đầu năm nay, núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai dưới đáy biển phun trào khủng khiếp, cách thủ đô Tonga 40 dặm (65 km) về phía bắc, tạo ra một trận sóng thần cũng như những vụ nổ siêu thanh 2 lần liên tiếp.

Lượng nước đủ lấp đầy 58.000 hồ bơi Olympic

Đây là một trong những vụ phun trào núi lửa mạnh mẽ nhất hành tinh, bắn một lượng nước khổng lồ vào vào bầu khí quyển đến mức có khả năng tạm thời làm ấm bề mặt Trái đất, phát hiện từ vệ tinh của NASA cho thấy.
Đặc biệt, vụ phun trào này đưa một lượng lớn hơi nước vào tầng bình lưu nằm cách bề mặt Trái đất từ 8 đến 33 dặm (12 đến 53 km). Lượng nước này đủ để làm đầy 58.000 bể bơi cỡ Olympic.
Phát hiện được thực hiện bởi thiết bị Microwave Limb Sounder trên vệ tinh Aura của NASA, là vệ tinh đo hơi nước, ôzôn và các khí khác trong khí quyển. Các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc trước kết quả này. Họ ước tính núi lửa Tonga đã cung cấp 146 teragram nước đến tầng bình lưu. Một teragram tương đương với một nghìn tỷ gram, và trong trường hợp này, nó bằng 10% lượng nước đã có trong tầng bình lưu.

Giới khoa học choáng váng trước vụ núi lửa Tonga phun trào, lượng nước đủ lấp đầy 58.000 hồ bơi Olympic
Ảnh chụp khoảnh khắc vụ phun trào núi lửa Tonga
Lượng nước này gấp 4 lần lượng hơi nước bay lên tầng bình lưu so với vụ phun trào núi Pinatubo năm 1991 ở Philippines. Tác giả nghiên cứu Luis Millán, một nhà khoa học khí quyển tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California nói chưa bao giờ thấy một sức mạnh nào ghê gớm như vậy. Họ đã phải kiểm tra cẩn thận tất cả các phép đo trong ống hút để đảm bảo rằng kết quả này đáng tin cậy.

Theo dõi những ảnh hưởng lâu dài đến Trái Đất

Công cụ Microwave Limb Sounder có thể đo tín hiệu tự nhiên của vi sóng từ bầu khí quyển của Trái đất và phát hiện chúng ngay cả khi qua những đám mây tro dày. Đây là công cụ duy nhất có độ phủ đủ dày đặc để ghi lại chùm hơi nước khi nó xảy ra, và là công cụ duy nhất không bị ảnh hưởng bởi tro bụi mà núi lửa thải ra.
Vệ tinh Aura được phóng vào năm 2004 và kể từ đó nó chỉ đo được hai vụ phun trào núi lửa làm bốc hơi nước đáng kể lên cao trong khí quyển. Nhưng hơi nước từ sự kiện Kasatochi năm 2008 ở Alaska và vụ phun trào Calbuco năm 2015 ở Chile tan biến khá nhanh.

Giới khoa học choáng váng trước vụ núi lửa Tonga phun trào, lượng nước đủ lấp đầy 58.000 hồ bơi Olympic
Vụ phun trào ở Tonga có sự khác biệt vì hơi nước mà nó bắn vào khí quyển có thể giữ nhiệt, khiến nhiệt độ bề mặt ấm hơn. Theo các nhà nghiên cứu, hơi nước dư thừa này có thể tồn tại tới vài năm. Nó cũng có khả năng dẫn đến các phản ứng hóa học tạm thời góp phần làm suy giảm tầng ozon bảo vệ của Trái đất.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng hiệu ứng ấm lên của hơi nước dự kiến là nhỏ và tạm thời, và sẽ tiêu tan khi lượng hơi nước thừa giảm đi. Họ cũng suy đoán rằng nó sẽ không đủ để làm trầm trọng thêm các điều kiện hiện có do cuộc khủng hoảng khí hậu.
Nhiều người tin rằng lý do chính khiến lượng hơi nước đọng lại là do độ sâu của miệng núi lửa 490 feet (150 mét) dưới bề mặt đại dương. Nếu nó quá sâu, độ sâu của đại dương sẽ làm tắt tiếng phun trào, và nếu quá nông, lượng nước biển được làm nóng bởi magma phun trào sẽ không tương xứng với lượng nước lên đến tầng bình lưu. Hiện các điều tra về vụ phun trào với những bí ẩn xung quanh nó vẫn đang được tiếp tục.

>>>Siêu phun trào núi lửa ở Úc đã gây ra thảm họa khí hậu khủng khiếp nhất thời cổ đại?
>>>>Không ai biết trong núi lửa có gì, nhưng những "thanh âm" từ núi lửa có thể tiết lộ sự thật
Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top