Phát hiện hóa thạch nửa tỉ năm tuổi gần như còn nguyên vẹn

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch của một sinh vật kỳ dị giống giun từ kỷ Cambri có nhiều đặc điểm liên quan đến 3 nhóm động vật thời hiện đại. Chỉ dài chưa đến 1,5 cm và được bao phủ bởi lông cứng, loài Wufengella đang cung cấp manh mối về cách những động vật filter-feeder (ăn lọc) cổ đại phát triển.
Phát hiện hóa thạch nửa tỉ năm tuổi gần như còn nguyên vẹn
Filter feeder là thuật ngữ dành cho cơ chế ăn lọc của những sinh vật nhuyễn thể. Chúng lọc các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào khỏi nước thông qua cấu trúc lọc chuyên biệt. Một số loài có cơ chế này là trai, nhuyễn thể, bọt biển, cá voi tấm sừng hàm và nhiều loài cá (bao gồm cả một số loài cá mập).
Hóa thạch Wufengella có niên đại khoảng 518 triệu năm tuổi, tính đến thời điểm kết thúc vụ bùng nổ kỷ Cambri. Bùng nổ kỷ Cambri là sự kiện mang đến nhiều bước tiến hóa vượt trội trong thế giới động vật, nhiều nhất là cho cộng đồng sinh vật dưới đáy biển. Những con ăn lọc tiến hóa để nuốt vào vụn hữu cơ, còn những con giun ********* có răng sắc nhọn học cách tìm kiếm nơi trú ẩn dưới các vỏ sò ở đáy biển.
Wufengella là bằng chứng cho giai đoạn tiến hóa đầy biến động đó. Hình thái độc đáo của nó - từ bộ xương và lông không đối xứng cho đến các thùy dẹt, liên kết nó với với 3 nhóm động vật hiện đại: brachiopod (giống loài trai), bryozoans (còn được gọi là động vật rêu) và phoronids (giun móng ngựa). Bài phân tích chuyên sâu về hóa thạch hàng triệu năm tuổi này đã được đăng trên tạp chí
Current Biology.
“Đây là loài động vật mà chúng tôi đã hy vọng tìm thấy hóa thạch trong nhiều thập kỷ. Nó trông giống đứa trẻ quái thai sinh ra bởi một con sâu bobbit và một con chiton gumboot”,
Jakob Vinther, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bristol và đồng tác giả của bài báo nói với
Gizmodo qua email.
Phát hiện hóa thạch nửa tỉ năm tuổi gần như còn nguyên vẹn
Sâu bobbit và chiton gumboot (từ trái sang)
Hóa thạch được phát hiện vào năm 2019 tại một ngọn đồi thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các chi tiết của mô mềm được bảo quản đặc biệt cùng với phần xương cứng của nó. Vinther, người có kinh nghiệm với nghiên cứu mô mềm, cho biết hình thái của Wufengella chứng minh rằng những động vật giống như nó ở thời cổ đại có hàng dãy tấm sừng riêng biệt xếp chồng và xen kẽ trên lưng, nhưng nó vẫn có một số đặc điểm giống với 3 nhóm ăn lọc hiện đại.
Tuy nhiên, cần khẳng định rõ rằng Wufengella là một nhóm tách biệt với 3 nhóm động vật ăn lọc hiện đại. Mặc dù tất cả những loài động vật trên đều có các lophophores - một cơ quan hình móng ngựa rất quan trọng để lọc nước, song Wufengella thuộc nhóm tommotiid camenellan, từ đầu tiên có nghĩa là nó có một loạt lông dọc theo cơ thể và từ tiếng anh thứ hai là nó có liên hệ với brachiopod và bryozoan.

Phát hiện hóa thạch nửa tỉ năm tuổi gần như còn nguyên vẹn
Cơ thể của Wufengella có một dãy lớp sừng trên lưng và lông hai bên
“Hóa thạch này không phải tổ tiên trực tiếp của nhóm 3 nhưng có khả năng là anh em họ của tổ tiên chúng. Nó cho chúng ta biết những đặc điểm nào đã có trong tổ tiên của loài lophophorates”,
Luke Parry, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Oxford và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Vì những lophophorates ngày nay sống gắn chặt thời gian dài một chỗ dưới đáy biển, nên cơ di chuyển kém phát triển. Ngược lại khi nghiên cứu hóa thạch Wufengella, nhóm nghiên cứu phát hiện hình thái của nó phức tạp hơn nhiều các loài như trai hay sò. Điều này nói lên rằng tổ tiên của nhóm 3 động vật hiện đại có khả năng di động cao.
Sự kiện bùng nổ Cambri đánh dấu sự xuất hiện một cách nhanh chóng của rất nhiều giới động vật chính được ghi nhận lại từ các hóa thạch vào khoảng 542 triệu năm trước. Vì quá nhanh nên các nhà nghiên cứu khó xác định chính xác quá trình tiến hóa cụ thể cũng như tổ tiên chung của chúng như thế nào.
Wufengella chỉ phần nào giải đáp những bí ẩn xung quanh động vật có cơ quan ăn lophophore. Dù vậy, nghiên cứu về hóa thạch của nó cũng giúp bức tranh về giai đoạn tiến hóa của bộ ăn lọc trong kỷ Cambri rõ ràng hơn đôi chút.

>>>Tại sao hóa thạch khủng long được tìm thấy chủ yếu ở vùng Bắc Mỹ?
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top