Phát hiện "nghĩa địa cá mập" với hàng trăm chiếc răng, gồm cả quái vật Megalodon

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện ra một "nghĩa địa cá mập" nằm sâu dưới đáy biển ở bờ biển Tây Australia xa xôi chứa hàng trăm chiếc răng hóa thạch, trong đó có cả những chiếc răng của loài săn mồi đáng sợ nhất thời tiền sử - cá mập megalodon.
Phát hiện đáng kinh ngạc này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Investigator của CSIRO, trong một cuộc khảo sát đa dạng sinh học tại Công viên Hàng hải Quần đảo Cocos. Ban đầu, họ nghĩ rằng nó chỉ là những bãi biển chứa đầy trầm tích, nhưng sau khi quan sát kỹ, họ nhận ra những điều bất ngờ khác.

Phát hiện nghĩa địa cá mập với hàng trăm chiếc răng, gồm cả quái vật Megalodon
Hàng trăm chiếc răng cá mập được tìm thấy tại nghĩa địa dưới biển
Nhóm bắt đầu khảo sát địa điểm và một trong số những thành viên của nhóm đã dành ít nhất một giờ để nhặt răng cá mập. Không phải tất cả đều là hóa thạch vì một số là của loài cá mập sống ở thời gian gần đây, và hai loài là họ hàng với cá mập trắng lớn. Hơn 750 chiếc răng đã được nhổ ra từ khu vực gần chân núi Muirfield Sea, phía tây nam quần đảo Cocos.
Rất nhiều chiếc răng của cá mập megalodon, hoặc tổ tiên gần nhất của nó. Đây là loài động vật ăn thịt thời tiền sử, đã chết cách đây hơn ba triệu năm, là loài cá mập lớn nhất từng sống và có chiều dài từ 15 đến 18 mét.

Phát hiện nghĩa địa cá mập với hàng trăm chiếc răng, gồm cả quái vật Megalodon
Megalodon sống cách đây 23 triệu năm, loài săn mồi không có đối thủ
"Nghĩa địa" này thực sự là một phát hiện đáng chú ý, họ chưa có lời giải thích rõ ràng nào về lý do tại sao chúng lại có mặt ở đây. Nhưng đó thực sự là một tin vui cho các nhà cổ sinh vật học, nó giống như một vùng đất màu mỡ cho họ tha hồ nghiên cứu và suy đoán.
Đây cũng là một kỷ lục mới về loài được phát hiện. Họ còn tìm thấy rất nhiều loài động vật đa dạng gồm một số loài cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và san hô mềm. Những loài đó thực sự quan trọng vì nó giúp các nhà nghiên cứu hoàn thành bản đồ toàn cầu về nơi các loài này phân bố và cho phép bạn xây dựng các giao thức quản lý về cách bảo vệ chúng.

Phát hiện nghĩa địa cá mập với hàng trăm chiếc răng, gồm cả quái vật Megalodon
Một số loài mới cũng được phát hiện
Trong số những phát hiện thú vị, có một loài cá mập sừng mới, đã được các nhà khoa học biết đến nhưng vẫn chưa được mô tả. Đó có thể là một loài đặc hữu của Tây Úc, hoặc thuộc lãnh thổ phía Bắc, và nó là một loài mới. Tuy nhiên, dù nguồn gốc của chúng ra sao thì nó cũng đóng vai trò rất quan trọng, có thể được phân bổ làm mẫu gốc.
>>>Thành phố cổ đại 2.500 năm tuổi bất ngờ "hiện thân" sau đợt hạn hán
Nguồn abc.net.au
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top