Quá trình ngành cảm biến hình ảnh CMOS phát triển và thâm nhập thị trường của công nghệ Trung Quốc (Phần cuối)

nhhgiap

Pearl
Sau khi chứng kiến đối thủ Sony chuyển mình, Samsung cũng bắt đầu tăng cường sự hiện diện trên thị trường sản xuất cảm biến CIS với công nghệ ISOCELL đột phá vào năm 2013. So với công nghệ chiếu sáng sau (BSI) của cảm biến hình ảnh, công nghệ ISOCELL có thể giảm nhiễu xuyên âm điểm ảnh đến 30%, đồng thời thu nhỏ mô-đun máy ảnh để làm cho điện thoại di động và máy tính bảng mỏng hơn và nhẹ hơn.
Quá trình ngành cảm biến hình ảnh CMOS phát triển và thâm nhập thị trường của công nghệ Trung Quốc (Phần cuối)
Samsung từ lâu đã tin rằng việc phát triển thêm các sản phẩm cảm biến CIS có thể là một bước đột phá để giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm lưu trữ.
Vào tháng 12 năm 2018, công ty tái thành lập Nhóm Kinh doanh Giải pháp Thiết bị (DS) dưới quyền quản lý của bộ phận LSI. Nhiệm vụ của đơn vị mới là đảm nhận lộ trình và doanh thu sản phẩm CIS, còn đơn vị sản xuất theo hợp đồng của DS phụ trách phát triển CIS.
Samsung cũng đã thực hiện hai chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh của mình bao gồm áp dụng các quy trình sản xuất phức tạp hơn và định giá cao.
Theo DIGITIMES Research, thị trường cảm biến CIS rất tập trung, với Sony và Samsung là hai nhà cung cấp hàng đầu, chiếm 70% thị phần toàn cầu. Năm 2021, Sony là nhà cung cấp cảm biến hình ảnh camera cho thiết bị di động lớn nhất thế giới với 45% thị phần, Samsung đứng thứ hai với 26%, theo dữ liệu do Strategy Analytics tổng hợp.

Thu hẹp khoảng cách giữa Nhật Bản và Hàn Quốc

Khoảng cách giữa Sony và Samsung vẫn còn tương đối rộng vào năm 2021, song cuộc đua đã hoàn toàn thay đổi sau thông báo cấm vận của chính quyền tổng thống Donald Trump nhắm vào Huawei vào tháng 5/2019. Đến tháng 9/2020, Washington tiếp tục đưa ra lệnh cấm vận bổ sung, cắt đứt nguồn cung chip cho Huawei.
Quá trình ngành cảm biến hình ảnh CMOS phát triển và thâm nhập thị trường của công nghệ Trung Quốc (Phần cuối)
Huawei luôn sử dụng chip CIS của Sony cho dòng sản phẩm điện thoại di động, đặc biệt là các mẫu Mate và P-series cao cấp. Do bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ, số lượng sản phẩm Huawei bán ra bắt đầu giảm đáng kể, kéo theo sự sụt giảm doanh thu cảm biến CIS của Sony.
Mặt khác, Samsung đã phát hành cảm biến camera với độ phân giải hơn 100 megapixel vào năm 2019 và tiếp tục nâng cấp chức năng, hãng đã thành công ký hợp đồng với nhiều nhà sản xuất điện thoại Android nổi tiếng như Xiaomi, Oppo, Vivo, Motorola (Lenovo). Điều có thể đe dọa trực tiếp đến ngôi vương của Sony.

Cú chuyển mình của nhà cung cấp CMOS Trung Quốc

Samsung đã không tranh thủ thời gian mở rộng doanh số khi Sony gặp khó khăn, trong khi đó các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhanh chóng lợi dụng cơ hội để đẩy nhanh quá trình nội địa hóa sản xuất CIS trong nước sớm hơn dự kiến.
Khi nói đến lịch sử phát triển của cảm biến hình ảnh, Trung Quốc chưa bao giờ là người tham gia nổi trội, từ lúc thành phần cảm biến CCD (
Charge Coupled Device) lần đầu xuất hiện vào năm 1990, sau đó cảm biến CMOS ra mắt lần đầu tiên vào khoảng năm 2000. Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội nắm bắt và phát triển cảm biến CCD giai đoạn đầu và sản xuất chip của nước này không có lợi thế tích lũy công nghệ chip CIS.
Quá trình ngành cảm biến hình ảnh CMOS phát triển và thâm nhập thị trường của công nghệ Trung Quốc (Phần cuối)
Yundong Zheng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Vimicro International, từng nói: “Các nhà sản xuất cảm biến CMOS của Trung Quốc không có lợi thế tích lũy công nghệ, nhưng nhờ vào sự hỗ trợ chính sách tích cực trong vài năm qua, ngành CMOS nước nhà đã tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu đa dạng tại thị trường nội địa”.
Từ năm 2018 đến 2019, nhà phân phối chất bán dẫn Will Semiconductor (WillSemi) có trụ sở tại Trung Quốc đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ cổ phiếu đã phát hành của OmniVision, trở thành công ty mẹ của nhà sản xuất CIS hàng đầu tại Mỹ.
WillSemi sau đó tiếp quản quyền quản lý của hai công ty đồng cấp tại địa phương, Superpix và CTVE (Shiyuan Electronic Technology), sử dụng các công nghệ liên quan để sản xuất linh kiện cảm biến CIS cấp thấp, tầm trung và cao cấp.
Qua đó nhanh chóng dẫn đầu ngành công nghiệp cảm biến hình ảnh Trung Quốc. Sau thương vụ thành công, WillSemi không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình nhập khẩu và trao đổi chip CIS trong lĩnh vực điện thoại thông minh.
Theo công ty tài chính Nomura Orient International Securities, vào năm 2020, cảm biến hình ảnh Omnivision (Willsemi) 32 và 48 megapixel CMOS đã được Huawei và Oppo áp dụng rộng rãi trên điện thoại thông minh.
Bên cạnh đó Oppo cũng sử dụng OV48C48-MPCIS 48 megapixel của Omnivision cho camera sau trên chiếc Mi10 Extreme Commemorative Edition. Willsemi đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ từ vị trí cung cấp cảm biến cho camera phụ của flagship thành nhà cung cấp cảm biến cho camera chính.
Nguồn:
Digitimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top