VNR Content
Pearl
Máy tính ngày nay sử dụng RAM SO-DIMM hoặc loại LPDDR tiết kiệm điện. LPDDR vượt trội hơn DDR5 về tốc độ và có thiết kế giảm điện năng, chiếm ít chỗ hơn trong khi vẫn tăng hiệu suất. Tuy nhiên, RAM LPDDR không phải dạng mô-đun và phải được hàn trực tiếp lên bo mạch chủ, nghĩa là việc thay thế để sửa chữa hoặc nâng cấp là không hề thiết thực.
CAMM là một dạng thiết kế mới cho RAM laptop vừa được Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn JEDEC Solid State Technology Association thông qua và đặt tên là CAMM2. Công nghệ này mỏng hơn và nhanh hơn so với tiêu chuẩn SO-DIMM, hứa hẹn sẽ tăng tốc độ cho laptop trong tương lai. Nhưng đó không phải là lợi thế duy nhất của nó.
LPCAMM2 tận dụng các ưu điểm của linh kiện LPDDR5X nhưng theo dạng mô-đun. Đây là lần đầu tiên xuất hiện giải pháp bộ nhớ LPDDR dạng mô-đun, mang đến một bước đột phá cho các nhà thiết kế và người dùng. Nó cũng sẽ mang lại lợi ích đặc biệt cho các nhà khai thác trung tâm dữ liệu, giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng.
LPCAMM2 cho phép xếp chồng tối đa 16 thành phần DRAM trong một gói duy nhất, giảm thiểu kiến trúc bộ nhớ và tiết kiệm không gian trong laptop (kích thước nhỏ hơn tới 64% so với chồng hai thanh SO-DIMM), mở đường cho thiết kế laptop mỏng nhẹ hơn.
Bất chấp những ưu điểm này, LPCAMM2 yêu cầu một loại ổ cắm mới, làm tăng chi phí. Tuy nhiên, nó đóng vai trò như một mô-đun bộ nhớ đơn lẻ được thiết kế để lấp đầy cả hai kênh bộ nhớ (tổng cộng 128 bit), về lâu dài vẫn sẽ tiết kiệm chi phí.
Về mặt lý thuyết, LPCAMM2 là một giải pháp bộ nhớ lý tưởng nhưng sẽ mất một thời gian để được các nhà sản xuất laptop áp dụng hoàn toàn. Đó không phải là trở ngại duy nhất mà nó phải đối mặt. Những gã khổng lồ công nghệ như Apple đang hàn RAM thẳng bộ xử lý, một cách tiếp cận loại bỏ nghẽn cổ chai của phương pháp truyền thống và làm cho RAM hiệu quả hơn nhiều. Sự xuất hiện của LPCAMM2 là một tin tuyệt vời, nhưng dường như khó có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược xu hướng này.
CAMM là một dạng thiết kế mới cho RAM laptop vừa được Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn JEDEC Solid State Technology Association thông qua và đặt tên là CAMM2. Công nghệ này mỏng hơn và nhanh hơn so với tiêu chuẩn SO-DIMM, hứa hẹn sẽ tăng tốc độ cho laptop trong tương lai. Nhưng đó không phải là lợi thế duy nhất của nó.
LPCAMM2 cho phép xếp chồng tối đa 16 thành phần DRAM trong một gói duy nhất, giảm thiểu kiến trúc bộ nhớ và tiết kiệm không gian trong laptop (kích thước nhỏ hơn tới 64% so với chồng hai thanh SO-DIMM), mở đường cho thiết kế laptop mỏng nhẹ hơn.
Bất chấp những ưu điểm này, LPCAMM2 yêu cầu một loại ổ cắm mới, làm tăng chi phí. Tuy nhiên, nó đóng vai trò như một mô-đun bộ nhớ đơn lẻ được thiết kế để lấp đầy cả hai kênh bộ nhớ (tổng cộng 128 bit), về lâu dài vẫn sẽ tiết kiệm chi phí.
Về mặt lý thuyết, LPCAMM2 là một giải pháp bộ nhớ lý tưởng nhưng sẽ mất một thời gian để được các nhà sản xuất laptop áp dụng hoàn toàn. Đó không phải là trở ngại duy nhất mà nó phải đối mặt. Những gã khổng lồ công nghệ như Apple đang hàn RAM thẳng bộ xử lý, một cách tiếp cận loại bỏ nghẽn cổ chai của phương pháp truyền thống và làm cho RAM hiệu quả hơn nhiều. Sự xuất hiện của LPCAMM2 là một tin tuyệt vời, nhưng dường như khó có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược xu hướng này.