Sao chổi từng ghé thăm người tiền sử sắp quay lại Trái Đất sau 50.000 năm

Các nhà thiên văn học cho biết, một sao chổi mới được phát hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nó lướt qua Trái Đất và Mặt Trời trong những tuần tới, lần đầu tiên sau 50.000 năm.
Sao chổi được gọi là C/2022 E3 (ZTF) theo tên của Zwicky Transient Facility, lần đầu tiên phát hiện đi qua Sao Mộc vào tháng 3 năm ngoái. Dự kiến sau khi di chuyển từ vùng băng giá trong Hệ Mặt trời, nó sẽ đến gần Mặt Trời nhất vào ngày 12/1 và đi qua Trái Đất gần nhất vào ngày 1/2 tới.
Sao chổi này sẽ dễ dàng được phát hiện bằng một cặp ống nhòm tốt và thậm chí nhìn thấy được bằng mắt thường, miễn là bầu trời không bị chiếu sáng quá nhiều bởi ánh đèn thành phố hoặc Mặt Trăng, đồng thời sao chổi "sẽ sáng nhất khi nó ở điểm gần Trái Đất nhất".

Sao chổi từng ghé thăm người tiền sử sắp quay lại Trái Đất sau 50.000 năm
Sao chổi ước tính có đường kính khoảng 1 km được tạo thành từ băng và bụi và phát ra hào quang màu xanh lục. Mặc dù sao chổi sẽ sáng nhất khi nó đi qua Trái Đất vào đầu tháng 2, nhưng trăng tròn có thể khiến việc phát hiện nó trở nên khó khăn. Giai đoạn trăng non vào cuối tuần từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 1, mang đến cơ hội tốt cho những người thích ngắm sao,
Nhà thiên văn học Prince sao chổi đã trải qua phần lớn cuộc đời của nó "cách xa Trái Đất ít nhất 2.500 lần so với Mặt Trời". Lần cuối cùng sao chổi đi qua Trái Đất là vào thời kỳ Đồ đá cũ, khi người Neanderthal vẫn còn lang thang trên Trái Đất. Chuyến viếng thăm tiếp theo của sao chổi tới Hệ Mặt trời bên trong dự kiến sẽ diễn ra trong 50.000 năm nữa. Ông cũng nói rằng có khả năng sau chuyến thăm này, sao chổi sẽ "bị đẩy ra vĩnh viễn khỏi Hệ Mặt Trời".


>>>Ngủ đông để du hành vũ trụ: liệu có khả thi?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top