Theo một khảo sát mới nhất về ngành công nghiệp ôtô, tình trạng thiếu chip bán dẫn gây ra cản trở lớn cho quá trình sản xuất và dự kiến điều này sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian khá dài.
Hơn một nửa số công ty mà IPC khảo sát cho biết họ còn phải đối mặt nó đến nửa cuối năm 2022. Hiện tại, do chi phí tăng cao cùng thiếu hụt nhân công mà tình trạng còn trầm trọng hơn dự kiến ban đầu.
Dựa theo kết quả cuộc khảo sát, 80% các nhà sản xuất chip đều nói rằng khó khăn lớn nhất hiện giờ là tìm ra những nhân viên đã được đào tạo chuyên nghiệp để xử lý các hợp chất có độc tính cao sử dụng trong quá trình sản xuất. Ở Bắc Mỹ và châu Á, việc tuyển dụng có lẽ còn khó khăn hơn do chi phí lao động tăng cao so với châu Âu.
Tuy nhiên, một bất ngờ lớn là thực tế chỉ có một phần ba các nhà sản xuất chip châu Á gặp phải trở ngại trên so với 67% các công ty Bắc Mỹ và 63% các công ty châu Âu. Điều này giải thích cho việc tại sao lượng hàng tồn đọng tại châu Á (42%) lại ít hơn nhiều các công ty Bắc Mỹ (65%) và châu Âu 60%).
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều công ty cố gắng đưa ra giải pháp để xoay chuyển tình thế. Gần một nửa số công ty lựa chọn đào tạo lại công nhân hiện tại để lấp đầy vị trí thiếu hụt, trong khi đó số còn lại tăng lương để thu hút nhiều ứng viên hơn. Ngoài ra, cũng có một vài cách khác như thay đổi giờ làm linh hoạt hay nâng cao tay nghề cho người lao động bằng các chương trình đào tạo.
Một vấn đề khác khiến cho nhà sản xuất chất bán dẫn phải đau đầu là chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và không may xu hướng này sẽ còn kéo dài trong ít nhất sáu tháng nữa. Từ đó, IPC kết luận tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất chip đang và sẽ còn giảm xuống.
Nhiều khách hàng đã cảm nhận được những thay đổi trên và bắt đầu e ngại mua sắm.Theo báo cáo của AlixPartners, ngành công nghiệp ôtô sẽ mất 210 tỷ USD doanh thu vào năm 2021, dự báo sản lượng sản xuất trên toàn thế giới sẽ bị thiếu hụt, khoảng 7,7 triệu xe. Nhận thấy những khó khăn trên, chính phủ Mỹ bắt đầu vào cuộc. Hôm 23/09, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tổ chức cuộc gặp với các nhà sản xuất ôtô và công ty công nghệ, cũng như các công ty bán dẫn, để xem xét liệu chính phủ liên bang có thể hỗ trợ được gì không.
Nguồn: Ars Technica
Hơn một nửa số công ty mà IPC khảo sát cho biết họ còn phải đối mặt nó đến nửa cuối năm 2022. Hiện tại, do chi phí tăng cao cùng thiếu hụt nhân công mà tình trạng còn trầm trọng hơn dự kiến ban đầu.
Tuy nhiên, một bất ngờ lớn là thực tế chỉ có một phần ba các nhà sản xuất chip châu Á gặp phải trở ngại trên so với 67% các công ty Bắc Mỹ và 63% các công ty châu Âu. Điều này giải thích cho việc tại sao lượng hàng tồn đọng tại châu Á (42%) lại ít hơn nhiều các công ty Bắc Mỹ (65%) và châu Âu 60%).
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều công ty cố gắng đưa ra giải pháp để xoay chuyển tình thế. Gần một nửa số công ty lựa chọn đào tạo lại công nhân hiện tại để lấp đầy vị trí thiếu hụt, trong khi đó số còn lại tăng lương để thu hút nhiều ứng viên hơn. Ngoài ra, cũng có một vài cách khác như thay đổi giờ làm linh hoạt hay nâng cao tay nghề cho người lao động bằng các chương trình đào tạo.
Một vấn đề khác khiến cho nhà sản xuất chất bán dẫn phải đau đầu là chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và không may xu hướng này sẽ còn kéo dài trong ít nhất sáu tháng nữa. Từ đó, IPC kết luận tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất chip đang và sẽ còn giảm xuống.
Nhiều khách hàng đã cảm nhận được những thay đổi trên và bắt đầu e ngại mua sắm.Theo báo cáo của AlixPartners, ngành công nghiệp ôtô sẽ mất 210 tỷ USD doanh thu vào năm 2021, dự báo sản lượng sản xuất trên toàn thế giới sẽ bị thiếu hụt, khoảng 7,7 triệu xe. Nhận thấy những khó khăn trên, chính phủ Mỹ bắt đầu vào cuộc. Hôm 23/09, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo tổ chức cuộc gặp với các nhà sản xuất ôtô và công ty công nghệ, cũng như các công ty bán dẫn, để xem xét liệu chính phủ liên bang có thể hỗ trợ được gì không.
Nguồn: Ars Technica