Sau USB-C, EU sắp buộc Apple cho phép người dùng tải app từ bên ngoài App Store

Việc Apple quyết tâm giữ cho iOS là một nền tảng phần mềm đóng, đã gây ra nhiều tranh cãi và những luật mới từ Châu Âu dường như sẽ đe dọa Apple, buộc công ty phải mở nền tảng của mình ra. Một số thông tin mới đây cho biết, Apple sẽ sớm phải tuân thủ các luật đó, thay đổi hiện trạng của iOS.
Sau USB-C, EU sắp buộc Apple cho phép người dùng tải app từ bên ngoài App Store
Các nguồn tin từ Bloomberg tiết lộ rằng, các nhân viên của Apple đang đặt nền móng để cho phép người dùng iOS và iPadOS cài đặt ứng dụng bên ngoài App Store. Quá trình này có thể liên quan đến việc cho phép các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba. Ban đầu, công ty có thể chỉ mở cho người dùng ở các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu để tuân thủ luật mới. Tất nhiên, việc vận hành 2 cơ sở hạ tầng riêng biệt có thể gây ra vấn đề.
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý từ lâu đã chỉ trích vai trò của Apple với tư cách là độc quyền cho tất cả phần mềm trên iPhone và iPad, và công ty cắt giảm 30% doanh thu từ mọi giao dịch trên nền tảng. Tuy nhiên, Apple liên tục bảo vệ chính sách của mình trên cơ sở an toàn cho người dùng, nêu bật việc không có sự xuất hiện của phần mềm độc hại trên iOS so với các hệ điều hành mở khác.
Và có lẽ, Apple sắp phải thay đổi điều đó khi buộc tuân thủ Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) mà EU ban hành vào tháng 11. Luật mới ngăn chặn doanh nghiệp kiểm soát nền tảng nơi các công ty khác hoạt động và khóa chặt khách hàng cũng như người tiêu dùng trong những kênh phân phối. EU đã thiết kế luật này hòng ngăn chặn Apple và Google giới hạn người dùng cài đặt ứng dụng từ bên thứ 3.
Sau USB-C, EU sắp buộc Apple cho phép người dùng tải app từ bên ngoài App Store
Dẫu thế, các quy tắc mới của Châu Âu chưa có hiệu lực ngay lập tức. EU sẽ không chính thức áp dụng chúng đối với các công ty như Apple hoặc Google cho đến giữa năm 2023. Luật trên sẽ được áp dụng từ năm 2024, những hậu quả đối với việc không tuân thủ mới có hiệu lực. Do đó, những thay đổi của Apple có thể sẽ chưa xuất hiện trong một khoảng thời gian này.
Một số doanh nghiệp hoạt động chủ yếu thông qua iOS chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ tin tức này. Chẳng hạn, dịch vụ stream nhạc Spotify hiện không bán nhạc trực tiếp thông qua ứng dụng iOS, vì khoản hoa hồng 30% của Apple. Phân phối ứng dụng bên ngoài cửa hàng ứng dụng sẽ tránh được vấn đề này. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các dịch vụ như Bandcamp hoặc Kindle, khi phải trả rất nhiều tiền cho Apple.
Trước đó, Apple đã xác nhận sẽ tuân theo quy định mới của EU, buộc các điện thoại được bán sau năm 2024 phải hỗ trợ USB-C. Thế nên, thế hệ iPhone trong tương lai sẽ phải chuyển sang USB-C thay vì cổng kết nối Lightning độc quyền của Apple. Apple và Google cũng đã mở cửa cho các bộ xử lý thanh toán của bên thứ 3 để đáp ứng những quy định của Hàn Quốc và Đan Mạch.
Không rõ khi nào hoặc liệu Apple có thể cho phép tải về ứng dụng của bên thứ ba ngoài phạm vi quyền hạn của EU hay không. Các nhà lập pháp Mỹ trước đây đã đề xuất những dự luật nhắm vào quyền kiểm soát của Apple và Google đối với phần mềm di động, do đó, một điều gì đó tương tự như DMA cũng có thể buộc Apple phải thay đổi.
>>> Động thái lạ của Tim Cook: lần đầu tiên công khai tên 1 nhà cung cấp cho iPhone
Nguồn: Tech Spot
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top