Sở hữu lưới điện mạnh nhất thế giới, Trung Quốc vẫn không đáp ứng đủ năng lượng cho đường hầm gió mới xây

Đường hầm gió mới được xây dựng ở Trung Quốc cần nhiều năng lượng đến mức không thể kết nối với lưới điện địa phương. Công trình này xây dựng để thử nghiệm các chuyến bay siêu thanh. Bất chấp thực tế đang vận hành hệ thống lưới điện mạnh nhất thế giới, truyền tải gần 1/3 lượng điện năng làm ra trên hành tinh, Trung Quốc vẫn không thể.
Hypersonic là từ thông dụng trong ngành hàng không vũ trụ, đề cập đến công nghệ máy bay siêu thanh có thể đi khắp thế giới chỉ trong vài giờ, hoặc vũ khí siêu thanh có khả năng né tránh các hệ thống phòng không. Song, việc làm chủ được nó không hề đơn giản.
Thử nghiệm đường hầm gió rất quan trọng để biết liệu các thiết kế máy bay hay vũ khí có thể phát huy tối đa khả năng hay không. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Mỹ cũng xây dựng nhiều đường hầm gió nhằm nghiên cứu các công nghệ hiện đại.

Sở hữu lưới điện mạnh nhất thế giới, Trung Quốc vẫn không đáp ứng đủ năng lượng cho đường hầm gió mới xây
Đường hầm gió thử nghiệm máy bay siêu thanh

Đường hầm gió mới xây "siêu mạnh mẽ" của Trung Quốc

Đường hầm rộng khoảng 3 mét, với điều kiện được tạo ra giống với những khía cạnh của một chuyến bay siêu âm Mach 5 hoặc cao hơn. Nhóm nghiên cứu sử dụng một máy bơm chân không 13 MW để tạo ra sức cản khủng khiếp của gió.
Công suất cần thiết để vận hành máy bơm lớn đến mức thay vì kết nối với lưới điện, chúng phải chạy bằng động cơ diesel sử dụng trong động cơ tàu. Tuy nhiên, máy bơm chân không cũng chỉ là một trong rất nhiều thành phần "ngốn" điện hoạt động trong đường hầm gió.
Để giảm sự phụ thuộc vào điện trong quá trình thử nghiệm, một số hệ thống đường hầm gió cũng chuyển sang sử dụng nổ hóa chất để cung cấp các luồng khí nóng bùng phát ngắn và chớp nhoáng.

Sở hữu lưới điện mạnh nhất thế giới, Trung Quốc vẫn không đáp ứng đủ năng lượng cho đường hầm gió mới xây
Đường hầm gió siêu âm làm quá tải lưới điện

Đường hầm gió tiêu thụ bao nhiêu điện năng?

Đường hầm gió siêu âm đầu tiên trên thế giới được Mỹ xây dựng mô phỏng tốc độ bay từ Mach 7-10, nó rộng khoảng 1 mét và yêu cầu nguồn điện khoảng 57 MW.
Đường hầm gió ở Trung Quốc mới rộng gấp 3 lần của Mỹ và theo một nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học ở Bắc Kinh, nó yêu cầu công suất 900 MW nếu Trung Quốc muốn tiến hành các thử nghiệm siêu âm trong điều kiện gió thổi liên tục ở Mach-8. Tính toán này giả định độ cao khoảng 40.000 mét và nhiệt độ lên tới 2.700 độ C.
Ngoài các chi phí liên quan đến việc vận hành một đường hầm gió ở tốc độ này, còn có những thách thức kỹ thuật khác. Các động cơ diesel để tạo chân không yêu cầu phải bôi dầu và làm ấm để khởi động.


>>>Trung Quốc sở hữu đường hầm gió mạnh nhất thế giới, gió thổi gấp 33 lần tốc độ âm thanh

Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top