Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Tết trung thu luôn là một trong những ngày lễ vô cùng ý nghĩa tại Việt Nam. Với không khí trống lân tưng bừng, trẻ em sẽ có được khoảng thời gian giải trí thoải mái, vui vẻ. Đây cũng là một dịp có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia thế giới. Không chỉ mang nhiều ý nghĩa, ngày Tết Trung thu còn có những câu chuyện cổ tích được tương truyền mà mọi người khi nhắc đến ngày lễ này đều biết.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Sự tích “chị Hằng Nga”​

Tương truyền rằng, vào thời xa xưa, lúc ấy có đến 10 mặt trời nên thế gian lúc nào cũng nóng bức, người dân gần như không thể sống nổi. Thuở ấy cũng có một vị anh hùng tên là Hậu Nghệ đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng 9 mặt trời và chỉ để lại 1 mặt trời. Nhờ đó khí hậu, mùa màng mới ổn định trở lại. Hậu Nghệ từ đó nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Họ có một cuộc sống hạnh phúc khiến mọi người đều ngưỡng mộ.
Một hôm, Hậu Nghệ đi thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Ai uống thuốc này vào sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, khi Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông đã giả vờ bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi, Bồng Mông đã đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga trong lúc nguy cấp đã mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra uống hết. Sau khi uống thuốc, Hằng Nga thấy người nhẹ bổng và dần bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga vẫn còn quyến luyến đến chồng nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi ở lại đó.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà và nghe các thị nữ kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ đã định rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi mất. Hậu Nghệ trong lúc đau khổ đã ngửa lên trời gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người phụ nữ. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tưởng nhớ Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga bay lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào Tết Trung thu cũng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Sự tích “chú Cuội cung trăng”​

Ngày xưa có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, Cuội vác rìu vào rừng đốn củi. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội trông thấy một cái hang cọp có bốn con cọp con đang vờn nhau nên đã nhanh chóng vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay. Nhưng không may lúc đó cọp mẹ vừa về tới nơi nên Cuội phải nhanh chóng quẳng rìu leo thoắt lên ngọn cây cao gần đó. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết rồi sau đó nó đi đến một cái cây gần đó đớp lấy một ít lá, trở về nhai và mớm cho con. Sau khi nhai những chiếc lá kia, bốn con cọp con đã sống lại. Chờ cho lũ cọp đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Ngay lập tức ông lão mở mắt ngồi dậy, sau đó lân la hỏi chuyện Cuội. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Con hãy chăm sóc cây cẩn thận và nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong. Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Tiếng đồn Cuội có phép thần thông lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi lấy lá cây trong người ra cứu chữa sau đó mang con chó về nuôi. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên đến nài xin Cuội cứu con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội theo về nhà, lấy lá cứu sống cô gái. Cô gái tỏ lòng biết ơn xin làm vợ chàng.
Vợ chồng Cuội sống với nhau một thời gian thì một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn cướp đi qua. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng bèn giết vợ Cuội, moi ruột vứt xuống sông. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống lại được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó đến xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội cũng liều một phen. Quả nhiên người vợ sống lại thật. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn, hễ nói đâu là quên đó. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: “Có tiểu tiện thì đi bên Tây, chớ đi bên Ðông, cây dông lên trời!”. Nhưng vợ Cuội vừa nghe dặn xong đã quên ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, cứ nhằm vào gốc cây quý mà tiểu tiện. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không sức nào cản nổi. Nhưng Cuội nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng mỗi đêm rằm, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Tết Trung thu là một trong những ngày lễ, nét đẹp văn hóa gắn liền tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt. Trung thu này bạn đã có kế hoạch gì chưa?

>> Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top