Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Tết Trung thu ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần mặt trăng và cũng là dịp vui chơi của các em nhỏ. Vậy lễ Trung thu bắt nguồn từ đâu?
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?

Nguồn gốc của Tết Trung thu​

Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.
Vào một rằm tháng 8 âm lịch với vầng trăng sáng, tròn và không khí mát mẻ. Vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đang dạo chơi tại vườn Ngự Uyển để thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn (hay thường hay gọi là Diệp Pháp Thiện). Đạo sĩ xuất hiện với phép tiên và mang nhà vua lên cung trăng du ngoạn. Ở trên cung trăng, nhà vua được nhìn thấy cảnh trí còn đẹp hơn ở nhân gian. Nhà vua đã hân hoan thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới cùng với âm nhạc, ánh sáng huyền diệu. Ở đó còn tồn tại cả các nàng tiên múa hát thướt tha trong những bộ xiêm y màu sắc.
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?
Khi thỏa thích thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới, nhà vua quên cả thời gian cho đến khi trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc thì nhà vua mới trở lại nhân giới nhưng trong lòng vẫn lưu luyến khung cảnh cũng như không khí của buổi tiệc.
Sau khoảng thời gian trở lại nhân giới, về tới hoàng cung, vua vẫn vương vấn không khí, cảnh tiên. Vì vậy, người đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ У cũng như lệnh cho dân gian tổ chức tiệc chúc mừng, rước đèn sôi động. Từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng 8 âm lịch dần trở thanh phong tục tại dân gian.
Có người cho rằng việc treo đèn và bày cỗ trong ngày rằm tháng 8 âm lịch là để kỷ niệm ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng. Bởi vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, triểu đình đã sai bảo cho dân chúng khắp nơi treo đèn cũng như bày tiệc chúc mừng.
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?
Phong tục tổ chức lễ Trung Thu cũng ngày càng vươn xa, tác động đến nhiều nước tại Châu Á. Tại Việt Nam, tết Trung Thu được xem như một ngày lễ lớn bên cạnh những ngày lễ như tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực,…Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả… Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố hoặc TTTM lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh.
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa của Tết Trung thu​

Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu. Theo người Việt Nam, ý nghĩa chính của tết Trung Thu là dịp lễ để giãi bày sự nhớ ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đây là dịp lễ trổ tài sự đầm ấm, đoàn viên và là dịp để những người con ở nơi xa sum vầy hướng về bên gia đình.
Năm nay, Tết Trung thu sẽ diễn ra vào thứ 7 ngày 10/9 dương lịch.

>> Sự tích về ngày Tết Trung thu

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top