Tại sao bầu trời màu xanh, mà không gian vũ trụ lại tối thui như vậy?

Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao bầu trời trông rất đẹp với màu xanh lam, trong khi đó, không gian vũ trụ lại trải dài một màu đen vô tận có vẻ "đáng sợ" chưa? Ngay từ năm 1500, Leonardo da Vinci đã cố gắng giải thích màu sắc của bầu trời. Những tài liệu ghi chép để lại của ông đã cho thấy, ông từng theo dõi ánh sáng mặt trời xuyên qua khói gỗ, điều này cho thấy những hiểu biết cơ bản của ông về hiện tượng tán xạ ánh sáng. Thực tế là, tất cả các màu của ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy, từ màu tím có bước sóng ngắn nhất đến các màu xanh lam, lục, vàng, cam và đỏ sóng dài đều do Mặt Trời giải phóng và màu lớn nhất trong phạm vi có thể nhận thấy được là màu xanh da trời.

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Ánh sáng là một loại năng lượng có thể di chuyển trong không gian. Ánh sáng từ mặt trời hoặc bóng đèn trông có vẻ trắng, nhưng nó thực sự là sự pha trộn của nhiều màu sắc.
Tại sao bầu trời màu xanh, mà không gian vũ trụ lại tối thui như vậy?
Các màu trong ánh sáng gồm đỏ, da cam, vàng, lục, lam và tím. Bạn có thể thấy những màu này khi nhìn vào cầu vồng trên bầu trời. Bầu trời vốn là một nơi tràn ngập không khí, nghĩa là xung quanh chúng ta là bầu khí quyển. Nó chính là hỗn hợp của các phân tử khí cực nhỏ và các mảnh nhỏ của chất rắn, như bụi. Khi ánh sáng mặt trời đi qua không khí, nó va vào các phân tử và bụi. Và khi chiếu vào một phân tử khí, nó có thể bật ra theo một hướng khác. Một số màu của ánh sáng như đỏ và cam, truyền thẳng trong không khí. Nhưng hầu hết ánh sáng xanh dội lại theo mọi hướng. Theo cách này, ánh sáng xanh bị phân tán khắp bầu trời. Do đó, khi bạn nhìn lên bầu trời, ánh sáng xanh này chiếu tới mắt bạn, do mắt của chúng ta cảm nhận được ánh sáng xanh khá tốt. Đó là lý do, vì sao bạn nhìn thấy ánh sáng xanh ở trên bầu trời.

Tại sao không gian vũ trụ lại có màu đen?

Trong không gian, không có không khí, không có gì để ánh sáng dội lại, cho nên nó chỉ đi thẳng. Không có ánh sáng nào bị tán xạ và "bầu trời" trông tối và đen.
Tại sao bầu trời màu xanh, mà không gian vũ trụ lại tối thui như vậy?
Vũ trụ luôn tồn tại màu đen do quy luật của ánh sáng. Con người chỉ nhìn thấy được một vật, trong trường hợp ánh sáng từ vật thể đó chiếu tới mắt của ta và hình ảnh ta thấy tương quan với kích thước của nó. Những ngôi sao dù nhiều và sáng đến mấy cũng chỉ là những đốm sáng trong vũ trụ mênh mông, bởi vì chúng ở quá xa so với chúng ta. Khi ánh sáng chiếu vào và bật ra khỏi thứ gì đó, bầu khí quyển cho phép "tán xạ" và khả năng nhìn thấy màu sắc trong quang phổ mà mắt nhìn thấy. Không gian bao quanh trông có vẻ tối đen vì không có bầu không khí đủ mạnh để gây ra sự tán xạ. >>>Tại sao cách xa Trái Đất hơn 384 nghìn km nhưng Mặt Trăng vẫn ảnh hưởng thủy triều trên Trái Đất? Nguồn sciencetimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top