thuha19051234
Pearl
Câu nói "to lick one's wounds" (liếm vết thương) là một phép ẩn dụ chỉ việc tạm thời rút lui để hồi phục sau thất bại, và hành vi này được quan sát thất ở vật nuôi và nhiều loài vật hoang dã khác. Chẳng hạn như loài chó là dễ thấy nhất, những con chuột và theo nghiên cứu, những con kiến cũng làm điều đó. Tất cả các loài sinh vật đều bôi nước bọt của chúng lên vết thương, nhưng tại sao chúng lại làm điều đó.
Câu trả lời phần lớn đến từ hành động tự làm dịu vết thương khi liếm cũng như đặc tính tự chữa lành vết thương của động vật. Theo Tiến sĩ Benjamin Hart, một bác sĩ thú y đã nghỉ hưu và là giáo sư danh dự tại Đại học California, Davis, liếm vết thương là một phản ứng bản năng, có thể xoa dịu sự kích ứng và đau đớn và thậm chí có thể giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, ở loài chó và những vật nuôi khác, chính bản năng này có thể phản tác dụng khi có những phương pháp điều trị tốt hơn nhiều.
Tiến sĩ Kristi Flynn, bác sĩ thú y và chuyên gia về hành vi động vật tại Đại học Minnesota, cho biết "Đối với động vật, liếm là hành động tốt nhất có thể có." Việc liếm có thể loại bỏ bụi bẩn và các mảnh da bị rụng ra khỏi vết thương, giúp giảm đau. Nó tương tự như cách một người có thể chà xát bàn chân của họ sau khi bị vấp ngón chân hoặc nắm chặt cánh tay của họ sau khi dựa vào bếp lò nóng. “Khi động vật cảm thấy đau, đó là khuynh hướng tự nhiên để cố gắng xoa dịu phần bị thương trên cơ thể."
"Liếm vết thương là một bản năng của loài chó có từ thời tổ tiên loài sói. Chúng có bản năng liếm để giữ cho nó sạch sẽ và rửa sạch bụi bẩn." Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước bọt của một số loài động vật ( bao gồm cả con người) có đặc tính kháng khuẩn và kích thích tăng trưởng mô và dây thần kinh giúp tăng tốc độ chữa bệnh. Ví dụ nước bọt của chó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus canis , một dạng vi khuẩn liên cầu chủ yếu lây nhiễm cho động vật và vi khuẩn E. coli.
Một nghiên cứu khác năm 2018 so sánh nước bọt của chó và người đã tìm thấy nhiều protein tăng trưởng tế bào và miễn dịch đặc trưng cho nước bọt của chó. Thậm chí từ năm 1979 đã có một nghiên cứu rằng nước bọt của loài gặm nhấm có chứa các hợp chất giúp thúc đẩy sự phát triển của da và đóng vết thương. Các yếu tố tăng trưởng tương tự cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong nước bọt của con người.
Chó thường được đeo nón bảo vệ ở cổ để ngăn chúng liếm vết thương
Tuy nhiên, trong thời đại y học hiện đại đối với cả vật nuôi và con người, việc liếm vết thương có thể gây hại nhiều hơn là lợi, đó cũng là lý do mà chó mèo được con người đeo vòng cổ bằng nhựa để ngăn chúng liếm vết thương nếu chẳng may bị thương. Việc liếm vết thương phẫu thuật có thể làm hỏng hoặc kéo chỉ khâu, và điều này "làm cho một vết thương rất nhỏ trở thành một mớ hỗn độn lớn." Đặc biệt ở loài chó, chúng thường có xu hướng liếm quá nhiều khiến vết thương khó lành. Điều này được ví như việc "tạo ra một ngọn núi từ một con dốc".
Việc liếm vết thương cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do đưa vi khuẩn miệng vào vị trí bị thương. Mặc dù nước bọt có một số đặc tính kháng khuẩn, nhưng nó không phải là chất diệt vi trùng phổ biến. Chẳng hạn, nghiên cứu năm 1990 cho thấy rằng chó liếm vết thương không giết được Staphylococcus - một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tụ cầu và thường được tìm thấy ở vết thương.
Tuy nhiên, nếu liếm vết thương không đặc biệt có lợi, thì tại sao nó lại phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ các loài động vật đến vậy. Tiến sĩ Hart nói "Những thứ phát triển có thể không đúng 100%, nhưng chúng phải hữu ích 75% hoặc ít nhất 50% thời gian, và chúng sẽ vẫn được duy trì bởi chọn lọc tự nhiên vì có còn hơn không."
Tuy nhiên, khoa học và y học hiện đại thường tiến nhanh hơn so với tiến hóa. Liếm vết thương là một giải pháp tốt cho các loài động vật hoang dã mà không có lựa chọn thay thế nào khác. Vì vậy đối với những người nuôi chó mèo, tốt hơn hết bạn nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ thú y.
Nguồn livescience
Câu trả lời phần lớn đến từ hành động tự làm dịu vết thương khi liếm cũng như đặc tính tự chữa lành vết thương của động vật. Theo Tiến sĩ Benjamin Hart, một bác sĩ thú y đã nghỉ hưu và là giáo sư danh dự tại Đại học California, Davis, liếm vết thương là một phản ứng bản năng, có thể xoa dịu sự kích ứng và đau đớn và thậm chí có thể giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, ở loài chó và những vật nuôi khác, chính bản năng này có thể phản tác dụng khi có những phương pháp điều trị tốt hơn nhiều.
"Liếm vết thương là một bản năng của loài chó có từ thời tổ tiên loài sói. Chúng có bản năng liếm để giữ cho nó sạch sẽ và rửa sạch bụi bẩn." Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước bọt của một số loài động vật ( bao gồm cả con người) có đặc tính kháng khuẩn và kích thích tăng trưởng mô và dây thần kinh giúp tăng tốc độ chữa bệnh. Ví dụ nước bọt của chó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Streptococcus canis , một dạng vi khuẩn liên cầu chủ yếu lây nhiễm cho động vật và vi khuẩn E. coli.
Một nghiên cứu khác năm 2018 so sánh nước bọt của chó và người đã tìm thấy nhiều protein tăng trưởng tế bào và miễn dịch đặc trưng cho nước bọt của chó. Thậm chí từ năm 1979 đã có một nghiên cứu rằng nước bọt của loài gặm nhấm có chứa các hợp chất giúp thúc đẩy sự phát triển của da và đóng vết thương. Các yếu tố tăng trưởng tương tự cũng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong nước bọt của con người.
Tuy nhiên, trong thời đại y học hiện đại đối với cả vật nuôi và con người, việc liếm vết thương có thể gây hại nhiều hơn là lợi, đó cũng là lý do mà chó mèo được con người đeo vòng cổ bằng nhựa để ngăn chúng liếm vết thương nếu chẳng may bị thương. Việc liếm vết thương phẫu thuật có thể làm hỏng hoặc kéo chỉ khâu, và điều này "làm cho một vết thương rất nhỏ trở thành một mớ hỗn độn lớn." Đặc biệt ở loài chó, chúng thường có xu hướng liếm quá nhiều khiến vết thương khó lành. Điều này được ví như việc "tạo ra một ngọn núi từ một con dốc".
Việc liếm vết thương cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do đưa vi khuẩn miệng vào vị trí bị thương. Mặc dù nước bọt có một số đặc tính kháng khuẩn, nhưng nó không phải là chất diệt vi trùng phổ biến. Chẳng hạn, nghiên cứu năm 1990 cho thấy rằng chó liếm vết thương không giết được Staphylococcus - một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tụ cầu và thường được tìm thấy ở vết thương.
Tuy nhiên, nếu liếm vết thương không đặc biệt có lợi, thì tại sao nó lại phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ các loài động vật đến vậy. Tiến sĩ Hart nói "Những thứ phát triển có thể không đúng 100%, nhưng chúng phải hữu ích 75% hoặc ít nhất 50% thời gian, và chúng sẽ vẫn được duy trì bởi chọn lọc tự nhiên vì có còn hơn không."
Tuy nhiên, khoa học và y học hiện đại thường tiến nhanh hơn so với tiến hóa. Liếm vết thương là một giải pháp tốt cho các loài động vật hoang dã mà không có lựa chọn thay thế nào khác. Vì vậy đối với những người nuôi chó mèo, tốt hơn hết bạn nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ thú y.
Nguồn livescience