Khoảng 17.000 tấn dầu ăn được người dân châu Âu sử dụng mỗi ngày để vận hành xe hơi, theo những nghiên cứu mới nhất.
Từ vài năm nay, các tài xế ở châu Âu truyền tai nhau về việc dầu ăn có thể sử dụng thay dầu diesel với chi phí rẻ hơn và mức tiêu thụ vẫn hiệu quả. Các nhà phân tích thấy rằng 58% dầu hạt cải ở châu Âu đang được sử dụng làm nhiên liệu cho ôtô, mặc dù giá dầu ăn đang tăng đồng thời hành động này gây hại tới môi trường cũng như động cơ.
Cụ thể, 17.000 tấn, tức khoảng 19 triệu chai dầu ăn được đổ vào các bình nhiên liệu ôtô mỗi ngày, mặc cho thực tế rằng giá dầu ăn đã tăng 2,5 lần so với trước 2021. Tương đương, 14 triệu chai dầu cọ và dầu đậu nành - phần lớn đến từ Indonesia và Nam Mỹ - cũng được đốt để làm nhiên liệu cho xe hơi, nghiên cứu cho biết.
Việc sử dụng dầu ăn làm dầu ôtô không hiếm ở châu Âu, và đã diễn ra từ vài năm trở lại đây. Ảnh: Shake the Future.
Giá dầu thực vật đang tăng vọt phần lớn do ảnh hưởng từ xung đột Ukraine. Quốc gia Đông Âu là nhà cung ứng hạt cải lớn nhất châu Âu và là nguồn cung dầu hướng dương lớn nhất thế giới.
Nhưng 58% dầu hạt cải, và 9% dầu hướng dương - tiêu thụ ở châu Âu trong 2015-2019 được sử dụng để chạy ôtô con và xe tải, mặc cho những tác động tới môi trường có thể còn tệ hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
"Các siêu thị đã phải cung ứng hạn chế dầu thực vật và giá cả đang leo thang", Maik Marahrens từ tập đoàn Transport & Environment, đơn vị thực hiện nghiên cứu, cho biết. "Cùng lúc, chúng ta đang đốt hàng trăm nghìn tấn dầu hạt cải và dầu hướng dương để đi lại hàng ngày. Giữa thời buổi khan hiếm này, chúng ta phải ưu tiên lương thực hơn nhiên liệu", Marahrens nói với Guardian.
Dù tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày thêm trầm trọng, khoảng 10% hạt trên thế giới vẫn đang bị đốt làm nhiên liệu sinh học, với lượng đủ để nuôi 1,9 tỷ người một năm theo ước tính.
Và khoảng 18% dầu thực vật trên thế giới được sử dụng làm diesel sinh học (biodiesel) với mục đích giảm khí thải nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chu kỳ khí thải có thể thậm chí tệ hơn cả nhiên liệu hóa thạch bởi chúng biến việc trồng lương thực thành những mảnh đất hoang - thứ thường xuyên đồng nghĩa với việc phá rừng.
"Chi phí của nhiên liệu sinh học khi được tiết kiệm sẽ tuyệt hơn nếu được kết hợp với việc giảm sử dụng dầu ăn. Sai lầm ở châu Âu và những nơi khác xảy ra khi họ bỏ qua toàn bộ chi phí. Họ hành động với suy nghĩ rằng việc sử dụng đất đai là miễn phí. Khủng hoảng lương thực mà chúng ta đang gánh chịu sẽ nhắc nhở rằng điều đó không đúng", theo Timothy Searchinger, nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và thành viên lâu năm tại Viện Tài nguyên thế giới.
Dầu ăn cũng có thể bị đốt cháy khi hòa trộn không khí và nén ở nhiệt độ, áp suất lớn. Nhưng dầu ăn không được sử dụng cho xe cộ bởi tính chất độ nhớt cao, quá đậm đặc, nên có thể làm tắc buồng đốt, kim phun. Với xe sử dụng dầu ăn, nguy cơ gây hư hại máy là rất cao. Những xe này cũng cần được cải tiến một số chi tiết như vòi phun khác, thêm bộ lọc dầu... Dầu ăn không được dùng cho xe máy xăng vì việc sử dụng tia lửa của bugi để kích cháy với hỗn hợp khí-xăng là không hiệu quả với dầu ăn.
Theo Mỹ Anh/VnExpress
Từ vài năm nay, các tài xế ở châu Âu truyền tai nhau về việc dầu ăn có thể sử dụng thay dầu diesel với chi phí rẻ hơn và mức tiêu thụ vẫn hiệu quả. Các nhà phân tích thấy rằng 58% dầu hạt cải ở châu Âu đang được sử dụng làm nhiên liệu cho ôtô, mặc dù giá dầu ăn đang tăng đồng thời hành động này gây hại tới môi trường cũng như động cơ.
Cụ thể, 17.000 tấn, tức khoảng 19 triệu chai dầu ăn được đổ vào các bình nhiên liệu ôtô mỗi ngày, mặc cho thực tế rằng giá dầu ăn đã tăng 2,5 lần so với trước 2021. Tương đương, 14 triệu chai dầu cọ và dầu đậu nành - phần lớn đến từ Indonesia và Nam Mỹ - cũng được đốt để làm nhiên liệu cho xe hơi, nghiên cứu cho biết.
Giá dầu thực vật đang tăng vọt phần lớn do ảnh hưởng từ xung đột Ukraine. Quốc gia Đông Âu là nhà cung ứng hạt cải lớn nhất châu Âu và là nguồn cung dầu hướng dương lớn nhất thế giới.
Nhưng 58% dầu hạt cải, và 9% dầu hướng dương - tiêu thụ ở châu Âu trong 2015-2019 được sử dụng để chạy ôtô con và xe tải, mặc cho những tác động tới môi trường có thể còn tệ hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
"Các siêu thị đã phải cung ứng hạn chế dầu thực vật và giá cả đang leo thang", Maik Marahrens từ tập đoàn Transport & Environment, đơn vị thực hiện nghiên cứu, cho biết. "Cùng lúc, chúng ta đang đốt hàng trăm nghìn tấn dầu hạt cải và dầu hướng dương để đi lại hàng ngày. Giữa thời buổi khan hiếm này, chúng ta phải ưu tiên lương thực hơn nhiên liệu", Marahrens nói với Guardian.
Dù tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày thêm trầm trọng, khoảng 10% hạt trên thế giới vẫn đang bị đốt làm nhiên liệu sinh học, với lượng đủ để nuôi 1,9 tỷ người một năm theo ước tính.
Và khoảng 18% dầu thực vật trên thế giới được sử dụng làm diesel sinh học (biodiesel) với mục đích giảm khí thải nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng chu kỳ khí thải có thể thậm chí tệ hơn cả nhiên liệu hóa thạch bởi chúng biến việc trồng lương thực thành những mảnh đất hoang - thứ thường xuyên đồng nghĩa với việc phá rừng.
"Chi phí của nhiên liệu sinh học khi được tiết kiệm sẽ tuyệt hơn nếu được kết hợp với việc giảm sử dụng dầu ăn. Sai lầm ở châu Âu và những nơi khác xảy ra khi họ bỏ qua toàn bộ chi phí. Họ hành động với suy nghĩ rằng việc sử dụng đất đai là miễn phí. Khủng hoảng lương thực mà chúng ta đang gánh chịu sẽ nhắc nhở rằng điều đó không đúng", theo Timothy Searchinger, nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và thành viên lâu năm tại Viện Tài nguyên thế giới.
Dầu ăn cũng có thể bị đốt cháy khi hòa trộn không khí và nén ở nhiệt độ, áp suất lớn. Nhưng dầu ăn không được sử dụng cho xe cộ bởi tính chất độ nhớt cao, quá đậm đặc, nên có thể làm tắc buồng đốt, kim phun. Với xe sử dụng dầu ăn, nguy cơ gây hư hại máy là rất cao. Những xe này cũng cần được cải tiến một số chi tiết như vòi phun khác, thêm bộ lọc dầu... Dầu ăn không được dùng cho xe máy xăng vì việc sử dụng tia lửa của bugi để kích cháy với hỗn hợp khí-xăng là không hiệu quả với dầu ăn.
Theo Mỹ Anh/VnExpress