thumbnail - Tập tục kỳ lạ ở Tây Tạng: bắt con trai thứ đi tu để con trai đầu thừa kế tài sản, sinh nhiều con hơn
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Tập tục kỳ lạ ở Tây Tạng: bắt con trai thứ đi tu để con trai đầu thừa kế tài sản, sinh nhiều con hơn

Xét cho cùng, sinh sản là trọng tâm của quá trình tiến hóa đã hình thành xã hội con người hiện nay. Tuy nhiên, nhiều tổ chức tôn giáo đã yêu cầu các thành viên phải lựa chọn từ bỏ cuộc sống gia đình để sống độc thân. Điều đó đã khiến các nhà nhân chủng học thắc mắc - làm thế nào mà cuộc sống độc thân lại có thể phát triển ngay từ đầu.

Nhiều ý kiến cho rằng những yêu cầu như vậy gây tốn kém cho cá nhân, chẳng hạn như việc không bao giờ có con, nhiều người vẫn tuân thủ một cách mù quáng các chuẩn mực có lợi cho một nhóm. Bởi vì họ xem hợp tác cũng là một nền tảng khác của sự tiến hóa của loài người. Nhưng cũng có những người lập luận rằng, chúng ta tạo ra các thể chế tôn giáo hòng phục vụ lợi ích gia đình hoặc cá nhân.

Cho con thứ đi tu để nhường tài sản cho con trai đầu

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học được thực hiện ở miền Tây Trung Quốc, giải quyết câu hỏi cơ bản này bằng cách tìm hiểu đời sống độc thân trong các tu viện Phật giáo Tây Tạng.

Cho đến gần đây, vài gia đình Tây Tạng thường gửi một trong những con trai nhỏ của họ đến tu viện địa phương để thành một nhà sư sống độc thân suốt đời. Trong lịch sử, cứ 7 cậu bé thì có 1 sẽ trở thành nhà sư. Các gia đình thường viện dẫn nhiều động cơ tôn giáo để có một nhà sư trong gia đình. Nhưng có vẻ những cân nhắc về kinh tế và nối dõi cũng có liên quan.

Nhóm nghiên cứu với các cộng tác viên từ Đại học Lan Châu, Trung Quốc, đã phỏng vấn 530 hộ gia đình tại 21 ngôi làng ở phía đông cao nguyên Tây Tạng, thuộc tỉnh Cam Túc. Họ dựng lại gia phả của gia đình, thu thập thông tin về lịch sử gia đình mỗi người, xem liệu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình là nhà sư hay không.

Tập tục kỳ lạ ở Tây Tạng: bắt con trai thứ đi tu để con trai đầu thừa kế tài sản, sinh nhiều con hơn 

Cha mẹ Tây Tạng thường cho con trai thứ đi tu, cho con trai đầu hưởng tài sản

Những ngôi làng này là nơi sinh sống của người Tây Tạng, theo tộc trưởng Amdo. Họ chăn nuôi các đàn bò Tây Tạng và dê, lập trang trại ở đây. Sự giàu có thường được truyền lại cho nam giới trong các cộng đồng này.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, những người đàn ông có em trai đi tu thì giàu có hơn, sở hữu nhiều bò Tây Tạng hơn. Nhưng có rất ít hoặc không có lợi ích gì nào cho các chị em của tu sĩ. Điều này có thể do các anh em trai đang cạnh tranh về tài nguyên của cha mẹ, đất đai và gia súc. Vì các nhà sư không thể sở hữu tài sản, nên cha mẹ đã nhường cho người còn lại. Con trai đầu lòng thường được thừa kế gia đình của cha mẹ, trong khi nhà sư thường là đứa sinh sau.

Điều đáng ngạc nhiên là những người đàn ông có anh em đi tu thường có nhiều con cái hơn những người khác. Họ cũng có xu hướng sinh con sớm hơn. Theo đó, ông bà có con trai đi tu cũng có nhiều con cháu hơn, vì anh em không có áp lực cạnh tranh trong cuộc sống. Có thể nói, việc gửi 1 con trai đi tu vừa không gây tốn kém cho cha mẹ, lại vừa phù hợp với lợi ích sinh sản. Đối với nhiều gia đình, đó là cách giảm bớt gánh nặng kinh tế trong khi lại đông con cháu hơn.

Tình trạng độc thân trở nên phổ biến hơn

Những kết quả từ nghiên cứu gợi ý cuộc sống độc thân có thể phát triển bởi sự chọn lọc tự nhiên. Các nhà nghiên cứu tiếp tục xây dựng một mô hình toán học về sự tiến hóa của đời sống độc thân, trong đó nghiên cứu hậu quả của việc trở thành một nhà sư đối với quá trình phát triển một người đàn ông, của anh em anh ta và các thành viên khác trong làng.

Tập tục kỳ lạ ở Tây Tạng: bắt con trai thứ đi tu để con trai đầu thừa kế tài sản, sinh nhiều con hơn 

Họ đã mô hình hóa cả trường hợp cha mẹ quyết định gửi một cậu bé đến tu viện, giống như trường hợp nói trên, người còn lại có quyết định của riêng mình.

Các nhà sư độc thân cũng giúp làng quê ít có xảy ra tranh giành hôn nhân với phụ nữ. Nếu có anh trai đi tu, người em sẽ trở nên giàu có, do đó tăng cạnh tranh trên lĩnh vực hôn nhân. Điều đáng nói ở đây là khi nhà sư không có con, họ đang giúp anh em của mình có nhiều con, nhiều của cải hơn. 

Trong mô hình, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng độc thân trở nên phổ biến hơn khi cha mẹ quyết định điều đó. Hiếm khi các cậu bé tự  quyết định trở thành 1 nhà sư. Cha mẹ chọn gửi một đứa đến tu viện miễn là có lợi cho người con còn lại. Nếu các bé trai được gửi đến tu viện khi còn nhỏ nhưng sau đó tử bỏ, sẽ phải đối mặt với sự dè bỉu từ nhiều người khác. Đây là một tập quán văn hóa được định hình bởi sở thích của cha mẹ.

Mô hình này cũng làm rõ sự phát triển của tư tưởng thiên vị từ cha mẹ khác trong những bối cảnh văn hóa đặc thù. Nó cũng giải thích tại sao các nữ tu sĩ (độc thân) rất hiếm trong kiểu xã hội gia trưởng như Tây Tạng. Nhưng có thể phổ biến hơn ở những nơi phụ nữ phải cạnh tranh với nhau nhiều hơn, chẳng hạn để thừa kế tài sản.


>>>Công việc trong mơ: Người đàn ông Nhật Bản được trả tiền cho việc... "ngồi không"


Nguồn arstechnica

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác