Thả 80 cá thể ếch từng suýt tuyệt chủng ở Australia trở lại tự nhiên

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Mới đây giới chức chính quyền nước Australia vừa thả 80 con ếch cây có đốm (spotted tree frog), thuộc loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, vào vườn quốc gia Kosciuszko ở phía đông nam quốc gia này. Mùa hè hai năm trước, những đám cháy rừng tàn khốc suýt chút nữa giết hại toàn bộ dân cư ếch cây có đốm. Tuy nhiên, một chương trình phục hồi cấp quốc gia đã mang lại hy vọng tồn tại cho loài ếch nhỏ bé.
Thả 80 cá thể ếch từng suýt tuyệt chủng ở Australia trở lại tự nhiên
“Vào năm 2015, ước tính có khoảng 250-300 con ếch trong tự nhiên. Sau trận cháy rừng năm 2019-2020, số ếch còn lại chỉ vỏn vẹn 10 con”, Bộ trưởng Môi trường New South Wales, James Griffin, cho biết.
Cháy rừng không phải nguyên nhân duy nhất đe dọa đến tồn vong của ếch cây có đốm, chúng phải đối mặt với việc bị mất môi trường sống, trứng và nòng nọc bị cá ăn, thay đổi dòng chảy và chất lượng nước, thuốc diệt cỏ. Và mối đe dọa lớn nhất với loài là một căn bệnh nấm có tên chytridiomycosis, nó gần như xóa sổ loài vào năm 2001.
Các nhà khoa học cho biết loài ếch này có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe con sông nơi chúng sống, và sức khỏe toàn bộ hệ sinh thái.
“Chúng là chất keo giúp kết dính các hệ sinh thái lại với nhau, ở những nơi mà loài ếch bị suy giảm nghiêm trọng, sẽ không có sinh vật nào đảm nhận được vai trò đó”, nhà bảo tồn và sinh vật học lưỡng cư tại Bảo tàng Úc, Jodi Rowley, nói.
Những con ếch dài vỏn vẻn 5 cm này có thể sống hơn 12 năm. Con đực trưởng thành sau 3 đến 4 năm, nhưng con cái phải mất đến 6 năm. Mỗi mùa sinh sản, con cái đẻ từ 50 đến 1.000 trứng.

Ếch cây có đốm chỉ là một trong số hàng trăm loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi trận cháy rừng Black Summer năm 2019-20. Thảm họa khủng khiếp đó đã giết chết hoặc di dời hơn ba tỷ động vật, bao gồm gấu túi, thú có túi vùng núi và chuột túi đá đuôi bút lông (brush-tailed rock wallaby). Tại New South Wales, số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng tiếp tục tăng lên, với 1.043 loài được liệt kê là bị đe dọa, theo báo cáo của Tiểu bang Môi trường NSW năm 2021. Các nhà khoa học đang nỗ lực làm việc để khôi phục quần thể này.

“Đó là một cuộc đua chạy đua với thời gian, chúng ta đang ở những thời khắc quyết định trong lịch sử loài người. Con người có khả năng và sức mạnh để xoay chuyển tình thế”, Rowley tuyên bố.
Nguồn: Smithsonianmag
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top