vuchau1210.01
Pearl
Một thẩm phán ở Colombia cho biết, ông đã sử dụng ChatGPT để giúp xác định phán quyết trong một vụ kiện về quyền y tế của một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
Cụ thể, thẩm phán Juan Manuel Padilla đã sử dụng công cụ ChatGPT đang nổi đình nổi đám của OpenAI trong một phiên tòa ở thành phố Cartagena. Nội dung của bổi xét xử có liên quan đến một đứa trẻ sinh ra mắc chứng Rối loạn phổ Tự kỷ (ASD), mục đích là tìm hiểu xem liệu đứa trẻ đó có được miễn trả chi phí điều trị y tế hay không, bao gồm cả chi phí đi lại.
Padilla đã hỏi chatbot một loạt câu hỏi về vụ án, với các tài liệu tòa án chứa rất nhiều câu hỏi trong đó có một câu hỏi rằng "Một người mắc chứng tự kỷ có được miễn trả phí trong các liệu pháp của mình không?" Chatbot trả lời: "Vâng, đúng vậy. Theo quy định ở Colombia, trẻ vị thành niên được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ được miễn trả phí trong các liệu pháp điều trị"
Padilla đã sử dụng ChatGPT theo Luật 2213 năm 2022 ở Colombia, luật này quy định rằng, các công cụ ảo có thể được sử dụng để hỗ trợ một trường hợp trong một số trường hợp. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Blu Radio rằng công cụ AI giúp tiết kiệm thời gian.
Thảm phán Juan Manuel Padilla
Padilla nói rằng công nghệ này có thể giúp "tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo văn bản", nhưng không bao giờ có thể thay thế thẩm phán hoặc quan chức. Vì thế, vụ việc ông đưa ra phán quyết dựa vào chatbot đã làm dấy lên cuộc tranh cãi của người dân trên khắp đất nước về đạo đức sử dụng ChatGPT trong môi trường pháp lý.
Giáo sư Juan David Gutierrez của Đại học Rosario là một chuyên gia đã phản đối việc sử dụng ChatGPT của Padilla trước tòa. Ông viết trên Twitter rằng công cụ AI có thể "trả về kết quả sai, không chính xác" và đưa ra các câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi. Ông nói thêm rằng Colombia cần đảm bảo "sự hiểu biết về kỹ thuật số của các thẩm phán."
Tuy nhiên, một thẩm phán cấp cao tại Colombia lại nhìn nhận sự việc tích cực hơn rằng hệ thống tư pháp "nên tận dụng tối đa công nghệ như một công cụ hỗ trợ."
>>>Microsoft sử dụng ChatGPT để "tấn công" Google
Nguồn yahoo
Cụ thể, thẩm phán Juan Manuel Padilla đã sử dụng công cụ ChatGPT đang nổi đình nổi đám của OpenAI trong một phiên tòa ở thành phố Cartagena. Nội dung của bổi xét xử có liên quan đến một đứa trẻ sinh ra mắc chứng Rối loạn phổ Tự kỷ (ASD), mục đích là tìm hiểu xem liệu đứa trẻ đó có được miễn trả chi phí điều trị y tế hay không, bao gồm cả chi phí đi lại.
Padilla đã hỏi chatbot một loạt câu hỏi về vụ án, với các tài liệu tòa án chứa rất nhiều câu hỏi trong đó có một câu hỏi rằng "Một người mắc chứng tự kỷ có được miễn trả phí trong các liệu pháp của mình không?" Chatbot trả lời: "Vâng, đúng vậy. Theo quy định ở Colombia, trẻ vị thành niên được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ được miễn trả phí trong các liệu pháp điều trị"
Padilla đã sử dụng ChatGPT theo Luật 2213 năm 2022 ở Colombia, luật này quy định rằng, các công cụ ảo có thể được sử dụng để hỗ trợ một trường hợp trong một số trường hợp. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Blu Radio rằng công cụ AI giúp tiết kiệm thời gian.
Padilla nói rằng công nghệ này có thể giúp "tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo văn bản", nhưng không bao giờ có thể thay thế thẩm phán hoặc quan chức. Vì thế, vụ việc ông đưa ra phán quyết dựa vào chatbot đã làm dấy lên cuộc tranh cãi của người dân trên khắp đất nước về đạo đức sử dụng ChatGPT trong môi trường pháp lý.
Giáo sư Juan David Gutierrez của Đại học Rosario là một chuyên gia đã phản đối việc sử dụng ChatGPT của Padilla trước tòa. Ông viết trên Twitter rằng công cụ AI có thể "trả về kết quả sai, không chính xác" và đưa ra các câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi. Ông nói thêm rằng Colombia cần đảm bảo "sự hiểu biết về kỹ thuật số của các thẩm phán."
Tuy nhiên, một thẩm phán cấp cao tại Colombia lại nhìn nhận sự việc tích cực hơn rằng hệ thống tư pháp "nên tận dụng tối đa công nghệ như một công cụ hỗ trợ."
>>>Microsoft sử dụng ChatGPT để "tấn công" Google
Nguồn yahoo