"Thế hệ bông tuyết" - những người trẻ yếu đuối do đâu?

K
Giang Vu
Phản hồi: 0
Theo dữ liệu của tổ chức hỗ trợ trầm cảm và lo lắng châu Phi (SADAG), cứ 4 sinh viên đại học tại Nam Phi thì có một được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, một nửa trong số đó bắt đầu xuất hiện vấn đề sức khoẻ tâm thần từ năm 14 tuổi. Nhưng điều gì đã gây ra tình trạng bệnh lý này? Thuật ngữ “Thế hệ bông tuyết” (Snowflake Generation) được người ta biết đến sau khi cuốn sách “Fight Club” của Chuck Palahniuk được phát hành. Nó thậm chí còn được bổ sung vào kho từ vựng Từ điển tiếng Anh Oxford, được sử dụng để ám chỉ những thanh thiếu niên thuộc thế hệ Millennials (Gen Y). Đó là những cá nhân “được xem là quá dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc khi đối mặt với những quan điểm thách thức chính họ, đặc biệt là tại các trường đại học và các diễn đàn khác, thường được biết đến với những cuộc tranh luận gay gắt”.
Thế hệ bông tuyết - những người trẻ yếu đuối do đâu?

Tuổi trẻ hôm nay kiên cường như thế nào so với 100 năm trước?​

“Bạn cũng giống như bao người khác trên thế giới này, chẳng phải là một bông tuyết xinh đẹp và độc nhất. Bạn cũng chỉ là thứ chất hữu cơ đang phân hủy giống như mọi vật chất khác trên trái đất này”. Câu nói trên được trích từ cuốn sách Fight Club xuất bản năm 1996 và dựng thành phim năm 1999, nó như một sự miêu tả kém phần ngợi khen nhắm đến thế hệ Millennials. Chuck Palahniuk, tác giả của Fight Club, người được cho là đã tạo ra thuật ngữ trên, nói rằng thế hệ này đã tạo ra một cảm quan mới về chủ nghĩa Victorianism. Họ “nhạy cảm quá mức và nghĩ rằng bản thân là cái rốn vũ trụ”. “Mỗi thế hệ đều có thể tức giận bởi những điều khác nhau nhưng những người bạn dạy ở trường trung học nói với tôi rằng những học sinh của họ rất dễ bị tổn thương”. Thuật ngữ “Thế hệ bông tuyết” hiện đã trở nên thông dụng trong cuộc sống, nó được công nhận là một trong những từ vựng năm 2016 của Từ điển Collins và chính thức được thêm vào Từ điển Oxford vào tháng 1 năm 2018. Tờ Financial Times cũng bổ sung “bông tuyết” (snowflake) vào danh sách từ vựng năm của họ và định nghĩa: “Một thuật ngữ xúc phạm cho một người nào đó được coi là quá dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc khi đối mặt với những quan điểm thách thức bản thân, đặc biệt là trong các trường đại học và các diễn đàn được biết đến với những cuộc tranh luận gay gắt”.
Thế hệ bông tuyết - những người trẻ yếu đuối do đâu?

Hệ quả của chủ nghĩa Snowflake-ism?​

Nghiên cứu cho thấy rằng Thế hệ Millennial (Snowflake) có nhận thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần cao gấp đôi so với thế hệ Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh), nhưng lại kém hơn rất nhiều ở mặt kiểm soát hành vi. Điều này đặc biệt rõ ràng trong thế giới giáo dục, nơi mà hiện nay các cơ sở giáo dục đại học đang tự hạ thấp giá trị của mình khi không đặt ra quá nhiều yêu cầu đối với học sinh, gây ra quá nhiều sự xáo trộn về mặt cảm xúc. Năm 1960, điểm trung bình của học sinh ở các nước phát triển là điểm C, đơn giản vì đó là mức trung bình. Điểm trung bình của hiện tại là điểm A. Sẽ thật tuyệt khi tin rằng mỗi thế hệ sẽ trở nên thông minh hơn thế hệ trước đó, nhưng điều này rõ ràng là kết quả của việc nhà trường hạ thấp đã tự hạ thấp tiêu chuẩn của họ. Lý do là vì “nhiều phụ huynh cho rằng học sinh không thể chấp nhận một điểm C” trong hồ sơ của mình. Vào năm 2015, tạp chí giáo dục The Chronicle Higher Education đã công bố một báo cáo có tên là “An Epidemic of Anguish” (tạm dịch: Đại dịch của tổn thương), cho thấy ¼ sinh viên đại học được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, phổ biến nhất trong đó là lo âu và trầm cảm. Tỷ lệ ***** của học sinh cao gấp 3 lần so với năm 1950. Báo cáo này chỉ ra rằng sinh viên có tâm lý sợ thất bại, họ coi thất bại là thảm họa. Do đó, giáo viên cảm thấy rằng cần phải dành nhiều thời gian hơn để giúp đỡ sinh viên.
Thế hệ bông tuyết - những người trẻ yếu đuối do đâu?
Academic Claire Fox, giám đốc học viện Ideas Thinktank cho rằng thế hệ này quá “hiếu chiến về đặc quyền”. Cô nói: “Họ cho rằng xúc cảm của mình phải được ưu tiên hơn. Hãy thử bày tỏ quan điểm mà họ không đồng ý và bạn sẽ ngay lập tức phải rút lui và xin lỗi”. Đặc điểm tính cách này cũng phản ánh trong thực tiễn tuyển dụng. Vào năm 2017, một công ty ở Mỹ trong quá trình tuyển dụng nhân viên mới đã tạo ra “bài kiểm tra bông tuyết” để loại bỏ “những người có thiên hướng đòi hỏi đặc quyền”. Những người vượt qua được bài kiểm tra online sẽ đủ điều kiện vào vòng phỏng vấn.

Đâu là nguyên nhân của nỗi đau khổ cả thế hệ này?​

Hãy trách các bậc cha mẹ. Người ta đã bàn luận rất nhiều về hiện tượng “cha mẹ trực thăng” (helicopter parenting). Thế hệ cha mẹ không bao giờ buông bỏ, những người không ngừng lảng vảng, can thiệp với những ý định tốt nhất, cùng vô số sách và blog về lời khuyên nuôi dạy con cái, đã kìm hãm khả năng phát triển sáng tạo để tự tìm ra giải pháp của con cái họ. Thế hệ cha mẹ này có mục tiêu là nâng cao lòng tự trọng của con cái, nói với chúng rằng chúng có thể làm hoặc làm bất cứ điều gì. Song, lại không dạy cho chúng các kỹ năng cần thiết tương xứng với điều đó. Các bậc cha mẹ giải quyết vấn đề thay con cái họ rõ ràng không hề giúp chúng phát triển kỹ năng tự giải quyết vấn đề, và bằng cách làm tất cả mọi thứ thay cho con cái của họ, thông điệp không lời mà họ gửi đến chính là “con không thể tự mình làm tốt điều đó”.
Thế hệ bông tuyết - những người trẻ yếu đuối do đâu?
Và chúng ta đã có thể lý giải được rằng tại sao học sinh lại không thể giải quyết vấn đề nếu như không bấu víu vào sự trợ giúp của người lớn. Ý định xây dựng lòng tự trọng nhưng lại đạt được điều ngược lại đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần, nơi ngày càng có nhiều người trẻ tuổi phải sử dụng thuốc hơn bao giờ hết. Nhà tâm lý học Martin Scheepers có trụ sở tại Johannesburg nói: “Chúng ta không dạy cho con mình về thất bại và tuyệt vọng. Thất bại, thất vọng và sự cạnh tranh lành mạnh dạy cho chúng ta những bài học quý giá trong cuộc sống về việc đứng lên, làm việc chăm chỉ và kiên cường hơn. Những thứ này dạy cho chúng ta đánh giá cao khái niệm về thành tích và thành công theo cách không phải tự dưng ‘ngồi mát ăn bát vàng’ mà là thứ phải nỗ lực mới đạt được. Thành tựu phải có sự đánh đổi và ý nghĩa”. Liệu chúng ta có thể đổ lỗi cho xã hội? Mức độ rối loạn lo âu mãn tính ở thế hệ này cao hơn so với những gì chúng ta được thấy ở các thế hệ trước, vì vậy có lẽ chúng ta nên đánh giá hoàn cảnh thế giới để định nghĩa thế hệ này. Thế hệ Millennials là thế hệ nghèo nhất trong thế kỷ trước, lớn lên qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, môi trường làm việc không an toàn và nợ nần gia tăng.
Thế hệ bông tuyết - những người trẻ yếu đuối do đâu?
Theo Báo cáo điều tra dân số Hoa Kỳ, chi phí của một căn nhà cỡ trung bình ở Hoa Kỳ vào năm 1940 là 2.930 USD. Tính theo lạm phát, ngôi nhà đó đáng lẽ phải có giá khoảng 30.000 USD vào năm 2000, nhưng giá thực tế là 119.000 USD và nhảy lên gần 200.000 USD vào năm 2017. Thế hệ này cũng biểu thị đặc trưng cho hiện tượng Boomerang, cho thấy tỷ lệ % cao hơn so với các thế hệ thanh niên trước đó khi chuyển về nhà cha mẹ sinh sống sau khi hoàn thành chương trình học. Hầu hết các trường hợp là do nợ tiền sinh viên và không độc lập về tài chính. Có lẽ các thế hệ trước cũng nên nhận lỗi? Tác giả 87 tuổi người Anh, Fay Weldon, người gần đây đã xuất bản cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình, After The Peace, kể về cuộc đời của một phụ nữ trẻ sinh ra vào đầu thiên niên kỷ, đã nói rằng các thế hệ lớn tuổi hơn nợ một lời xin lỗi và nên dừng việc “chế giễu thế hệ bông tuyết”. Bà ấy nói rằng họ cảm thấy bị lừa dối, họ được bảo rằng họ cũng có thể có công việc tốt, nhà đẹp, gia đình, lương hưu thoải mái và các kỳ nghỉ hàng năm. Không có thứ gì chính xác cả. Hậu quả lên đến đỉnh điểm với thứ mà bà ấy gọi là "các vấn đề sức khỏe tâm thần khủng khiếp ảnh hưởng đến thế hệ này”. “Các thế hệ trước vẫn luôn ủng hộ mọi thứ mà họ không thể mong đợi. Đảm bảo công ăn việc làm, lương hưu, nhà riêng. Chúng ta là những người có tội”. Ai là người đáng trách? Và ai sẽ bắt đầu sửa lỗi này? >>> Bạn có phải người quá nhạy cảm? Nguồn: BizNews
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top