Thuật toán phá mã lượng tử mới của Trung Quốc đang khiến Mỹ như "ngồi trên đống lửa"

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố, đã giới thiệu một thuật toán phá mã mới, nếu thành công, có thể khiến mã hóa chính thống trở nên bất lực trong vòng chỉ vài năm chứ không phải vài thập kỷ. Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Long Guilu của Đại học Thanh Hoa dẫn đầu tuyên bố rằng, một máy tính lượng tử được chế tạo bằng công nghệ hiện có có thể chạy thuật toán của họ. Những quy trình được cho là thách thức đối với máy tính thông thường, có thể được tăng tốc bằng máy tính lượng tử để phá mã nhanh chóng. Kỹ thuật mới do nhóm Trung Quốc phát triển, có khả năng làm giảm đáng kể kích thước của một máy tính lượng tử thực tế xuống còn 372 qubit. Con số này thậm chí còn ít hơn cả Osprey của IBM, máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới, chỉ có 433 qubit và không có khả năng giải mã. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc lập luận rằng, thuật toán mới của họ, được gọi là hệ số nguyên lượng tử tài nguyên tuyến tính (SQIF), có thể giải mã dữ liệu được mã hóa bằng RSA-2048.
Thuật toán phá mã lượng tử mới của Trung Quốc đang khiến Mỹ như ngồi trên đống lửa
Thuật toán phá mã của Trung Quốc khiến chuyên gia Mỹ lo ngại Nhóm Trung Quốc đã tạo ra SQIF để tối ưu hóa quy trình tính toán lượng tử, dựa trên thuật toán gây tranh cãi do nhà toán học người Đức Claus Schnorr phát triển vào năm 2013. Để chứng minh tính khả thi của SQIF, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một máy tính lượng tử siêu dẫn 10 qubit nhỏ tại Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu để phá khóa mã hóa dài 48 bit. Nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng SQIF là "thuật toán nhân tố tiết kiệm qubit nhất cho đến nay" và các máy tính lượng tử có khả năng xử lý hàng trăm qubit đang được triển khai. Tuy nhiên, tuyên bố của các học giả Trung Quốc đang khiến một số chuyên gia an ninh và lượng tử hàng đầu ở Mỹ lo lắng và thậm chí nghi ngờ. Theo nhà mật mã học và chuyên gia máy tính người Mỹ Bruce Schneier, người đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, nghiên cứu này "là điều cần được thực hiện nghiêm túc". Còn Schneier, trưởng bộ phận kiến trúc bảo mật tại Inrupt, cho biết trên blog của mình rằng "Điều đó có thể không đúng, nhưng rõ ràng là không sai." Mặc dù lo lắng, nhưng những người này cũng không tin phương pháp của Long sẽ thành công."Đây là một trong những bài báo về máy tính lượng tử gây hiểu lầm tích cực nhất mà tôi từng thấy trong 25 năm qua." Lawrence Gasman, người sáng lập và chủ tịch của trang web Inside Quantum Technology bày tỏ lo ngại về tuyên bố của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và cảnh báo rằng "nếu đó là sự thật, thì đó là một thảm họa." >>>Trung Quốc thiết kế chó robot với khả năng chống đẩy linh hoạt Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top