cpsmartyboy
Pearl
Một cuộc điều tra về các lỗi hệ thống bí ẩn đã phát hiện 1 vấn đề khôi hài. Việc phát MV ca nhạc Rhythm Nation không chỉ làm hỏng laptop đang phát, mà còn có thể khiến các laptop gần đó bị hỏng theo dù không bật MV này.
MV ca nhạc Rhythm Nation năm 1989 của Janet Jackson không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt vũ đạo và ca từ mà nó còn thực sự tạo ra "tai họa" nhớ đời. MV và bài hát đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải Grammy cho MV dài hay nhất.
Nhưng theo Microsoft, MV này còn sở hữu sức mạnh làm hỏng laptop đang phát nhạc, lẫn các laptop xung quanh đang hoạt động.
Kỹ sư phần mềm chính của Microsoft là Raymond Chen cho biết, một đồng nghiệp đã chia sẻ câu chuyện về những ngày còn cung cấp hỗ trợ cho Windows XP.
Chen chia sẻ: “Một nhà sản xuất máy tính lớn đã phát hiện ra việc phát MV Rhythm Nation của Janet Jackson sẽ làm hỏng một số mẫu laptop nhất định”.
Nhưng không chỉ là nhà sản xuất này. Điều tra cho thấy việc phát MV này trên laptop của nhiều thương hiệu khác cũng khiến nó gặp sự cố. Vậy thì vấn đề chắc chắn đến từ chính MV.
Nhưng khám phá kỳ lạ nhất chưa dừng ở đó.
Ông Chen giải thích: “Hóa ra bài hát chứa một trong những tần số cộng hưởng tự nhiên đối với ổ cứng laptop có tốc độ 5400 vòng/phút. Nhiều nhà sản xuất khác đang sử dụng”.
Vấn đề tương tự như một ca sĩ opera có thể làm vỡ một chiếc ly bằng cách hát một giai điệu có tần số cộng hưởng với tần số riêng của chiếc ly đó.
Các laptop bị ảnh hưởng đa số là các dòng máy bán ra vào khoảng năm 2005. Chúng có tần số tương đồng với tần số xuất hiện trong MV của Janet Jackson.
Mitre mô tả vấn đề là một lỗ hổng bảo mật, cho phép kẻ tấn công làm cho hệ thống gặp sự cố bằng cách sử dụng tín hiệu âm thanh từ MV Rhythm Nation.
Rất may, laptop ngày nay không còn gặp phải vấn đề tương tự. Microsoft cho biết nhà sản xuất đã thêm một bộ lọc tùy chỉnh để phát hiện, loại bỏ các tần số nguy hiểm đối với máy tính.
*Cảnh báo: Để tốt nhất thì bạn nên xem MV trên một chiếc laptop đời mới hoặc nên xem qua smartphone để đảm bảo an toàn tối đa.
MV ca nhạc "Rhythm Nation" của Janet Jackson
>>> Sẽ không còn chip mang tên Intel Pentium và Celeron vào năm 2023
Nguồn: Skynews
MV ca nhạc Rhythm Nation năm 1989 của Janet Jackson không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt vũ đạo và ca từ mà nó còn thực sự tạo ra "tai họa" nhớ đời. MV và bài hát đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm cả giải Grammy cho MV dài hay nhất.
Kỹ sư phần mềm chính của Microsoft là Raymond Chen cho biết, một đồng nghiệp đã chia sẻ câu chuyện về những ngày còn cung cấp hỗ trợ cho Windows XP.
Chen chia sẻ: “Một nhà sản xuất máy tính lớn đã phát hiện ra việc phát MV Rhythm Nation của Janet Jackson sẽ làm hỏng một số mẫu laptop nhất định”.
Nhưng không chỉ là nhà sản xuất này. Điều tra cho thấy việc phát MV này trên laptop của nhiều thương hiệu khác cũng khiến nó gặp sự cố. Vậy thì vấn đề chắc chắn đến từ chính MV.
Nhưng khám phá kỳ lạ nhất chưa dừng ở đó.
Laptop đời cũ dùng ổ cứng có vòng quay 5400 rpm có nguy cơ cao bị hỏng nếu mở bài hát này
Sự cố không chỉ xảy ra với laptop đang phát mà còn ảnh hưởng đến cả laptop khác đặt gần đó.Ông Chen giải thích: “Hóa ra bài hát chứa một trong những tần số cộng hưởng tự nhiên đối với ổ cứng laptop có tốc độ 5400 vòng/phút. Nhiều nhà sản xuất khác đang sử dụng”.
Vấn đề tương tự như một ca sĩ opera có thể làm vỡ một chiếc ly bằng cách hát một giai điệu có tần số cộng hưởng với tần số riêng của chiếc ly đó.
Các laptop bị ảnh hưởng đa số là các dòng máy bán ra vào khoảng năm 2005. Chúng có tần số tương đồng với tần số xuất hiện trong MV của Janet Jackson.
Mitre mô tả vấn đề là một lỗ hổng bảo mật, cho phép kẻ tấn công làm cho hệ thống gặp sự cố bằng cách sử dụng tín hiệu âm thanh từ MV Rhythm Nation.
Rất may, laptop ngày nay không còn gặp phải vấn đề tương tự. Microsoft cho biết nhà sản xuất đã thêm một bộ lọc tùy chỉnh để phát hiện, loại bỏ các tần số nguy hiểm đối với máy tính.
*Cảnh báo: Để tốt nhất thì bạn nên xem MV trên một chiếc laptop đời mới hoặc nên xem qua smartphone để đảm bảo an toàn tối đa.
MV ca nhạc "Rhythm Nation" của Janet Jackson
>>> Sẽ không còn chip mang tên Intel Pentium và Celeron vào năm 2023
Nguồn: Skynews