Tiêm giả dược là gì?


Trong y học, giả dược là một chất, thuốc viên hoặc tiêm giống như một biện pháp can thiệp y tế nhưng không phải là can thiệp y tế.

Trong thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19, các nhà sản xuất vắc xin đã thực hiện tiêm giả dược đối chứng cho các tình nguyện viên. Sau khi tiêm chủng, họ trở về nơi sinh sống, vốn vẫn còn Covid-19 lây lan mạnh mẽ. Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh số người nhiễm nCoV của hai nhóm để đánh giá liệu vaccine có giảm tần suất lây nhiễm hay không.

Giả dược đặc biệt quan trọng trong các thử nghiệm lâm sàng, trong đó chúng thường được đưa cho những người tham gia trong nhóm đối chứng.

Tiêm giả dược là gì? 

Bởi vì giả dược không phải là một phương pháp điều trị tích cực, nó sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng bệnh. Các nhà nghiên cứu có thể so sánh kết quả từ giả dược với kết quả từ thuốc thực tế. Điều này giúp họ xác định xem loại thuốc mới có hiệu quả hay không.

Bạn có thể quen thuộc với thuật ngữ “giả dược” để chỉ một thứ gọi là hiệu ứng giả dược. Hiệu ứng giả dược là khi quan sát thấy sự cải thiện, mặc dù một người nhận được giả dược thay vì điều trị y tế tích cực.

Ước tính cứ 3 người thì có 1 người trải qua hiệu ứng giả dược. Giới nghiên cứu cho rằng, giả dược phản ánh một liệu pháp tâm lý hơn là phương thuốc tác dụng về thể chất, không chỉ đánh lừa người bệnh, mà còn củng cố niềm tin vào sức mạnh tinh thần vượt qua bệnh tật, từ đó giúp đạt được hiệu quả chữa trị nhất định.

Trên lý thuyết, liệu pháp giả dược (tiếng Anh là placebo) ban đầu là những viên thuốc rỗng không có dược chất trị bệnh. Sau này, nó được mở rộng hơn thành các dạng như thuốc viên hay dung dịch tiêm/truyền tĩnh mạch với thành phần trung tính, châm cứu và phẫu thuật hình thức (giả vờ) hay cung cấp thông tin giả nhưng có lợi cho bệnh nhân.

Tác dụng của giả dược đã được biết tới từ hàng nghìn năm trước nhưng phải đến những năm cuối của thế kỉ 18, khái niệm này mới được công nhận một cách chính thức và xuất hiện trong từ điển y khoa.

Một số nhà khoa học đã chứng minh các thay đổi sinh lý như tăng giảm nhịp tim hoặc huyết áp có thể do Placebo gây nên.

Vì vậy, liệu pháp này được cho là hữu ích đối với các bệnh lý dạng tâm thần, tâm sinh lý hay thần kinh như lo âu, thất vọng, trầm cảm hay suy nhược, và ở mức độ thấp hơn với các bệnh lý như rối loạn chức năng dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bàng quang hay đái tháo đường, cùng một số bệnh đau mãn tính. Trong khi đó, với những tổn thương nặng bên ngoài cơ thể hay bệnh truyền nhiễm, Placebo ít có tác dụng.

Tiêm giả dược là gì? 

Chưa hết, Placebo còn đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu đối chứng tác dụng của thuốc trên lâm sàng (hay thử thuốc), trước khi thuốc được phép lưu hành trên thị trường. Ở giai đoạn này, giới nghiên cứu sử dụng các nhóm đối chứng, trong đó một nhóm sử dụng thuốc cần thử, và nhóm còn lại chỉ dùng Placebo. Thuốc thử và thuốc rỗng Placebo giống nhau đến nỗi cả bác sĩ lẫn người thí nghiệm đều không thể phân biệt. Diễn tiến của bệnh được theo dõi sát sao, sau đó so sánh kết quả bằng phương pháp thống kê y học để xác định sự khác biệt giữa hai nhóm. Nếu nhóm dùng thuốc thật có tiến triển tích cực, còn nhóm đối chứng không có thay đổi nào đáng kể, thì điều đó có nghĩa là thuốc thật đã có tác dụng tốt.

Lý giải về tác dụng của một số giả dược, giới khoa học cho rằng liệu pháp Placebo kích thích quá trình giải phóng Endorphins - "thuốc phiện" tự nhiên của cơ thể giúp cải thiện tâm trạng và ức chế sự truyền tín hiệu đau đớn.

Khi bệnh nhân đã được xoa dịu, Placebo tiếp tục kích thích tâm lý người dùng theo phương châm "sức mạnh của sự vô nghĩa". Giải thích cơ chế này, các nhà khoa học tin vào khả năng phục hồi ám thị, tức là lời nói của bác sĩ đã làm cho bệnh nhân tin tưởng, khiến bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm và an tâm, từ đó hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị cũng như thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Thành viên mới đăng
Top