Cơ quan giám sát toàn cầu mới đây đưa ra cảnh báo nguy cơ bùng nổ thị trường tài sản tiền điện tử có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính ổn định tài chính, nếu các cơ quan quản lý không hành động.
Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), đơn vị giám sát cơ quan tài chính ở 24 quốc gia, lo ngại rằng các lỗ hổng về quy mô và cấu trúc của thị trường tiền điện tử, cộng với tính liên kết ngày càng tăng với hệ thống tài chính truyền thống có thể gây xáo trộn cho nền kinh tế toàn cầu.
“Mặc dù mức độ và bản chất của việc sử dụng tài sản tiền điện tử khác nhau giữa các khu vực pháp lý, nhưng rủi ro về ổn định tài chính vẫn có thể leo thang. Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá trước và kịp thời các phương án phản ứng.
Ngày càng nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính sẵn sàng tiếp cận với tài sản tiền điện tử. Họ tăng cường các chiến lược đầu tư phức tạp, bao gồm sản phẩm phái sinh và đòn bẩy liên quan đến tài sản tiền điện tử. Nếu quỹ đạo tăng trưởng về quy mô và tính liên kết với tài sản tiền điện tử của các tổ chức này vẫn tiếp tục, khả năng cao sự ổn định tài chính toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng”, cơ quan cho biết.
Báo cáo ước tính rằng vốn hóa thị trường tài sản tiền điện tử đã tăng 3,5 lần (2021) lên giá trị 2,6 tỷ USD. Mặc dù hiện tại nó vẫn là một phần nhỏ của hệ thống tài chính tổng quát, nhưng phần nhỏ này có thể phát triển thành rủi ro như khoản vay thế cấp gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.
“Nếu các tổ chức tài chính tiếp tục tham gia nhiều hơn vào thị trường tài sản tiền điện tử, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bảng cân đối kế toán cũng như tính thanh khoản của họ. Dù không trực tiếp tiếp cận với thị trường tiền điền tử, rủi ro vẫn có khả năng xảy ra, đặc biệt khi thị trường này thiếu tính minh bạch và không đủ quy định”, FSB tiếp tục.
Báo cáo đã kiểm tra các lỗ hổng của ba khía cạnh thị trường tài sản tiền điện tử, gồm các loại tiền tệ chưa được hỗ trợ như bitcoin, loại tiền ổn định như tether, tài chính phi tập trung (DeFi) và nền tảng giao dịch tài sản tiền điện tử. Điểm chung là chúng đều tồn tại trực tuyến, không có cơ quan quản lý tập trung.
Trong số đó, stablecoin gây ra nhiều mối lo nhất vì nó khiến người tiêu dùng dễ bị rủi ro tín dụng và vận hành cao, thanh khoản không phù hợp hoặc đột ngột cạn tiền dự trữ. Tiền tệ chưa được hỗ trợ cũng có nguy cơ biến động giá cao.
Ngoài ra, một số tác động khác như ảnh hưởng xấu đến môi trường, vấn đề chính sách công như việc sử dụng nó để rửa tiền, ransomware cũng như tội phạm mạng.
FSB không có thẩm quyền pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia, nhưng họ đóng vai trò người giám sát hệ thống tài chính đồng thời tư vấn cho những nhà làm luật phương pháp tối ưu nhất. FSB hứa sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến và rủi ro trên thị trường tài sản tiền điện tử để giúp quốc gia thành viên giải quyết mối đe dọa liên quan đến sự ổn định tài chính.
Với tính chất quốc tế đa dạng của thị trường tài sản tiền điện tử, các cơ quan có thẩm quyền trên toàn cầu cần ưu tiên hợp tác xuyên biên giới và xuyên ngành. Nỗ lực tăng cường giám sát và giảm thiểu chênh lệch giá thông qua hợp tác chia sẻ thông tin được kỳ vọng giúp theo sát sự phát triển của tiền điện tử, trích tuyên bố trong báo cáo.
Nguồn: The Guardian
“Mặc dù mức độ và bản chất của việc sử dụng tài sản tiền điện tử khác nhau giữa các khu vực pháp lý, nhưng rủi ro về ổn định tài chính vẫn có thể leo thang. Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá trước và kịp thời các phương án phản ứng.
Ngày càng nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính sẵn sàng tiếp cận với tài sản tiền điện tử. Họ tăng cường các chiến lược đầu tư phức tạp, bao gồm sản phẩm phái sinh và đòn bẩy liên quan đến tài sản tiền điện tử. Nếu quỹ đạo tăng trưởng về quy mô và tính liên kết với tài sản tiền điện tử của các tổ chức này vẫn tiếp tục, khả năng cao sự ổn định tài chính toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng”, cơ quan cho biết.
Báo cáo ước tính rằng vốn hóa thị trường tài sản tiền điện tử đã tăng 3,5 lần (2021) lên giá trị 2,6 tỷ USD. Mặc dù hiện tại nó vẫn là một phần nhỏ của hệ thống tài chính tổng quát, nhưng phần nhỏ này có thể phát triển thành rủi ro như khoản vay thế cấp gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.
“Nếu các tổ chức tài chính tiếp tục tham gia nhiều hơn vào thị trường tài sản tiền điện tử, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bảng cân đối kế toán cũng như tính thanh khoản của họ. Dù không trực tiếp tiếp cận với thị trường tiền điền tử, rủi ro vẫn có khả năng xảy ra, đặc biệt khi thị trường này thiếu tính minh bạch và không đủ quy định”, FSB tiếp tục.
Báo cáo đã kiểm tra các lỗ hổng của ba khía cạnh thị trường tài sản tiền điện tử, gồm các loại tiền tệ chưa được hỗ trợ như bitcoin, loại tiền ổn định như tether, tài chính phi tập trung (DeFi) và nền tảng giao dịch tài sản tiền điện tử. Điểm chung là chúng đều tồn tại trực tuyến, không có cơ quan quản lý tập trung.
Ngoài ra, một số tác động khác như ảnh hưởng xấu đến môi trường, vấn đề chính sách công như việc sử dụng nó để rửa tiền, ransomware cũng như tội phạm mạng.
FSB không có thẩm quyền pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia, nhưng họ đóng vai trò người giám sát hệ thống tài chính đồng thời tư vấn cho những nhà làm luật phương pháp tối ưu nhất. FSB hứa sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến và rủi ro trên thị trường tài sản tiền điện tử để giúp quốc gia thành viên giải quyết mối đe dọa liên quan đến sự ổn định tài chính.
Với tính chất quốc tế đa dạng của thị trường tài sản tiền điện tử, các cơ quan có thẩm quyền trên toàn cầu cần ưu tiên hợp tác xuyên biên giới và xuyên ngành. Nỗ lực tăng cường giám sát và giảm thiểu chênh lệch giá thông qua hợp tác chia sẻ thông tin được kỳ vọng giúp theo sát sự phát triển của tiền điện tử, trích tuyên bố trong báo cáo.
Nguồn: The Guardian