The Kings
Writer
Bão Noru được dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, đang vào Biển Đông và di chuyển rất nhanh hướng về Việt Nam, dự kiến đổ bộ Huế - Bình Định ngày 28/9 tới.
Theo các chuyên gia đánh giá, bão Noru cơn bão rất mạnh, tương đương với bão Xangsane năm 2006, bão số 9 Ketsana, bão Molave, do đó, cần sớm có phương án sơ tán đối với khoảng gần 870.000 dân ở khu vực Trung Trung Bộ bị ảnh hưởng.
Chiều 25/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với cơn bão Noru đang tiến vào Biển Đông với các bộ, ngành và 16 địa phương.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, với tốc độ di chuyển nhanh, bão Noru là cơn bão mạnh, thay đổi rất nhanh và ảnh hưởng trên phạm vi rất rộng.
Cần nhấn mạnh rằng, bão Noru dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây và đang di chuyển rất nhanh tiến vào Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, qua kinh nghiệm thực tế cho thấy những cơn bão có cường độ lớn từ cấp 13 trở lên sẽ gây ra ảnh hưởng, thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân.
“Những cơn bão có cường độ lớn cấp 13 đến cấp 16 thì ảnh hưởng rất lớn, thiệt hại tới tài sản tính mạng của nhân dân”, - Phó Thủ tướng nêu rõ.
Ông Thành dẫn chứng điển hình, cơn bão số 12 (năm 2017) khiến 107 người chết và mất tích, thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Theo dự báo bão Noru sẽ có cường độ lớn mạnh cấp 13, giật cấp 16. Do đó, Phó Thủ tướng nhắc nhở, yêu cầu công tác ứng phó cần được tập trung chỉ đạo sớm, khẩn trương từ Trung ương đến các địa phương. Đặc biệt, cần rà soát một cách kỹ lưỡng cơ sở vật chất và các điểm xung yếu để có giải pháp ứng phó kịp thời.
“Trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương, phải rà soát kỹ tất cả cơ sở vật chất, cơ sở xung yếu, có giải pháp để thống nhất trước khi bão đổ bộ”, - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 25/9, vị trí tâm bão Noru ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 110km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh lên.
Đến 13 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 108,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ.
Đến 13 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên đất liền Thừa Thiên Huế-Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, cường độ suy yếu dần.
Ông Khiêm cho biết, bão Noru có tốc độ di chuyển nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
“Dự kiến bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Theo tính toán, nước biển tại đây có thể dâng 0,8-1,2m. Kịch bản cực đoan, nước dâng có thể đạt 1,4-1,8m. Nguy cơ ngập lụt diện rộng tại vùng trũng thấp tại ven biển, cửa sông các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi”, - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia nói.
Tại cuộc họp, thông tin về tình hình ứng phó bão, ông Phạm Đức Luận, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo cho hay, tính đến trưa 25/9, đã có hơn 57.840 tàu với hơn 300.128 lao động đã được kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn về nơi an toàn.
Trong đó khu vực Bắc Biển Đông, giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là 739 tàu với 7.455 người, hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại bến là 57.101 tàu với 292.673 người.
Đặc biệt trong 24h tới, theo hệ thống giám sát tàu cá, cần phải kêu gọi 127 tàu đang trong vùng nguy hiểm về nơi tránh trú an toàn.
Các tỉnh từ Quảng Ninh - Bình Thuận đã rà soát phương án sơ tán dân phương án sơ tán dânvới tổng số 213.914 hộ với 868.230 người.
“Trong đó các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán 93.312 hộ/368.878 người tuỳ theo diễn biến của bão”, - ông Luận cho hay.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có 16.600 ha và 3.185 lồng, bè nuôi trồng thủy sản. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi hiện có 40 trọng điểm, vị trí xung yếu và 3 công trình đê biển, đê cửa sông đang thi công dở dang.
Về trồng trọt, tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ còn hơn 110.000ha lúa chuẩn bị hoặc chưa thu hoạch, khoảng 1 triệu ha lúa đang trong giai đoạn trổ và vào chắc. Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận hiện có gần 8,2 triệu gia súc và 108 triệu gia cầm, 248 trang trại quy mô lớn.
Ông Luận cho hay, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao xong trước ngày 26/9.
Theo ông Thái, sau khi vượt qua Philippines, do cản trở của địa hình, bão giảm cấp, nhưng đến đêm nay, khi tiến vào vào biển Đông thì rất có thể tăng cấp trở lại, đạt cường độ mạnh nhất khoảng cấp 13-14, giật cấp 16 khi đi qua phía nam quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi vào biển Đông, vùng giữa biển Đông không có không khí lạnh như mọi lần nên năng lượng bão rất lớn, đường đi của bão thuận lợi, không có cản trở gì nên nhiều khả năng cường độ bão sẽ mạnh lên.
“Dự báo, đêm 27/9, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta”, - ông Thái nói.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Việt Nam cũng cho biết, các tổ chức khí tượng quốc tế đều chung nhận định vùng ảnh hưởng của bão sẽ tập trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định.
Về cấp độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong đều chung nhận định bão ở cấp 13, 14 khi gần bờ. Nhưng Mỹ, Trung Quốc dự báo bão ở cấp 15, 17 khi gần bờ.
Theo các chuyên gia đánh giá, bão Noru cơn bão rất mạnh, tương đương với bão Xangsane năm 2006, bão số 9 Ketsana, bão Molave, do đó, cần sớm có phương án sơ tán đối với khoảng gần 870.000 dân ở khu vực Trung Trung Bộ bị ảnh hưởng.
Chính phủ họp ứng phó trước bão Noru đổ bộ
Chiều 25/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với cơn bão Noru đang tiến vào Biển Đông với các bộ, ngành và 16 địa phương.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, với tốc độ di chuyển nhanh, bão Noru là cơn bão mạnh, thay đổi rất nhanh và ảnh hưởng trên phạm vi rất rộng.
Cần nhấn mạnh rằng, bão Noru dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây và đang di chuyển rất nhanh tiến vào Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, qua kinh nghiệm thực tế cho thấy những cơn bão có cường độ lớn từ cấp 13 trở lên sẽ gây ra ảnh hưởng, thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân.
“Những cơn bão có cường độ lớn cấp 13 đến cấp 16 thì ảnh hưởng rất lớn, thiệt hại tới tài sản tính mạng của nhân dân”, - Phó Thủ tướng nêu rõ.
Ông Thành dẫn chứng điển hình, cơn bão số 12 (năm 2017) khiến 107 người chết và mất tích, thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Theo dự báo bão Noru sẽ có cường độ lớn mạnh cấp 13, giật cấp 16. Do đó, Phó Thủ tướng nhắc nhở, yêu cầu công tác ứng phó cần được tập trung chỉ đạo sớm, khẩn trương từ Trung ương đến các địa phương. Đặc biệt, cần rà soát một cách kỹ lưỡng cơ sở vật chất và các điểm xung yếu để có giải pháp ứng phó kịp thời.
“Trên cơ sở tình hình thực tiễn tại địa phương, phải rà soát kỹ tất cả cơ sở vật chất, cơ sở xung yếu, có giải pháp để thống nhất trước khi bão đổ bộ”, - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Cập nhật tin tức về cơn bão Noru
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 13 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh lên.
Đến 13 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 112,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 108,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Noru di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ.
Đến 13 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên đất liền Thừa Thiên Huế-Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 6-8m, vùng gần tâm bão sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, cường độ suy yếu dần.
Dự kiến sơ tán gần 870.000 dân
Theo ông Mai Văn Khiên, dự báo, đây là cơn bão rất mạnh, thậm chí là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm gần đây ảnh hưởng đến khu vực Trung Trung Bộ.Ông Khiêm cho biết, bão Noru có tốc độ di chuyển nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Trung Bộ, có thể gây mưa rất lớn, kéo theo đó là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
“Dự kiến bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Theo tính toán, nước biển tại đây có thể dâng 0,8-1,2m. Kịch bản cực đoan, nước dâng có thể đạt 1,4-1,8m. Nguy cơ ngập lụt diện rộng tại vùng trũng thấp tại ven biển, cửa sông các tỉnh từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi”, - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia nói.
Tại cuộc họp, thông tin về tình hình ứng phó bão, ông Phạm Đức Luận, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo cho hay, tính đến trưa 25/9, đã có hơn 57.840 tàu với hơn 300.128 lao động đã được kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn về nơi an toàn.
Trong đó khu vực Bắc Biển Đông, giữa Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là 739 tàu với 7.455 người, hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại bến là 57.101 tàu với 292.673 người.
Đặc biệt trong 24h tới, theo hệ thống giám sát tàu cá, cần phải kêu gọi 127 tàu đang trong vùng nguy hiểm về nơi tránh trú an toàn.
Các tỉnh từ Quảng Ninh - Bình Thuận đã rà soát phương án sơ tán dân phương án sơ tán dânvới tổng số 213.914 hộ với 868.230 người.
“Trong đó các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi sẵn sàng phương án sơ tán 93.312 hộ/368.878 người tuỳ theo diễn biến của bão”, - ông Luận cho hay.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, các tỉnh trọng tâm dự kiến bão đổ bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có 16.600 ha và 3.185 lồng, bè nuôi trồng thủy sản. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi hiện có 40 trọng điểm, vị trí xung yếu và 3 công trình đê biển, đê cửa sông đang thi công dở dang.
Về trồng trọt, tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ còn hơn 110.000ha lúa chuẩn bị hoặc chưa thu hoạch, khoảng 1 triệu ha lúa đang trong giai đoạn trổ và vào chắc. Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận hiện có gần 8,2 triệu gia súc và 108 triệu gia cầm, 248 trang trại quy mô lớn.
Ông Luận cho hay, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, các công trình cột tháp cao xong trước ngày 26/9.
Chuyên gia nhận định về diễn biến bão Noru
Phát biểu tại cuộc họp, ông ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết, ngay tại thời điểm cuộc họp đang diễn ra, bão Noru vẫn ở vùng biển phía đông Phillipines, được đánh giá là cấp 15, gió giật trên cấp 17. Bão sẽ tăng lên cấp 16 - cấp trên siêu bão trước khi đổ bộ vào Philippines.Theo ông Thái, sau khi vượt qua Philippines, do cản trở của địa hình, bão giảm cấp, nhưng đến đêm nay, khi tiến vào vào biển Đông thì rất có thể tăng cấp trở lại, đạt cường độ mạnh nhất khoảng cấp 13-14, giật cấp 16 khi đi qua phía nam quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi vào biển Đông, vùng giữa biển Đông không có không khí lạnh như mọi lần nên năng lượng bão rất lớn, đường đi của bão thuận lợi, không có cản trở gì nên nhiều khả năng cường độ bão sẽ mạnh lên.
“Dự báo, đêm 27/9, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta”, - ông Thái nói.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Việt Nam cũng cho biết, các tổ chức khí tượng quốc tế đều chung nhận định vùng ảnh hưởng của bão sẽ tập trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định.
Về cấp độ, Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong đều chung nhận định bão ở cấp 13, 14 khi gần bờ. Nhưng Mỹ, Trung Quốc dự báo bão ở cấp 15, 17 khi gần bờ.