Tin vui đầu năm cho nhân loại: Tầng ozon sắp được phục hồi hoàn toàn

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Sau thất bại lớn trong những năm 2010, đánh giá gần đây nhất của Liên Hợp Quốc cho biết Nghị định thư Montreal đã thành công trong việc bảo vệ tầng ozon của Trái đất.
Tin vui đầu năm cho nhân loại: Tầng ozon sắp được phục hồi hoàn toàn
Đánh giá gần đây từ chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc đã mang tới những tín hiệu tích cực. Tầng ozon đang trên đà phục hồi hoàn toàn vào năm 2066. Nghị định thư Montreal, một hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ tầng ozon của chúng ta được ký năm 1987 đã thành công.
Đây là tuyên bố của hội đồng khoa học do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn trong một báo cáo được công bố lần đầu vào tháng 10/2022 và được trình bày chính thức mới đây tại cuộc họp của Hiệp hội Khí tượng Mỹ.
Mặc dù có một trở ngại lớn trong những năm 2010 nhưng lượng hóa chất làm suy giảm tầng ozon thải ra trên toàn thế giới đã giảm kể từ năm 2018. Tóm lại, gần 99% các hợp chất có hại đó đã được loại bỏ kể từ những năm 1980. Nếu mọi thứ tiếp tục theo đúng kế hoạch, tầngozon dự kiến sẽ phục hồi về mức trước năm 1980 trên toàn thế giới, bao gồm cả Nam Cực vào năm 2066.
Thư ký điều hành ozon của Liên Hợp Quốc, Meg Seki cho biết sau một năm báo cáo ảm đạm của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, báo cáo về ozon là “tin tuyệt vời. Trong 35 năm qua, Nghị định thư Montreal đã đem tới lợi ích cực lớn cho môi trường. Thông qua thỏa thuận toàn cầu, đánh giá khoa học và thực thi, nhân loại đã phần nào ngăn chặn được nguy cơ khủng hoảng khí hậu.
Tin vui đầu năm cho nhân loại: Tầng ozon sắp được phục hồi hoàn toàn
Tầng ozon là một phần của tầng khí quyển phía trên của Trái đất với nồng độ cao các phân tử bao gồm ba nguyên tử oxy. Trong tầng bình lưu, ozon hoạt động như một tấm chăn bảo vệ quan trọng giúp hấp thụ một số bức xạ của mặt trời, bao gồm cả tia UVB gây ung thư làm hỏng ADN của tất cả các dạng sống.
Mặc dù tầng ozon trải qua những biến động tự nhiên về phân bố và độ dày nhưng các nhà khoa học đã ghi nhận mối liên hệ giữa một số hóa chất do con người tạo ra và sự suy giảm tầng ozon vào những năm 1970. Vào đầu những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận một điểm mỏng ngày càng tồi tệ dẫn tới cái gọi là “lỗ hổng” trong tầng ozon ở Nam Cực.
Sau đó, nhân loại đã chung tay hành động để loại bỏ dần những hóa chất đó và mọi thứ bắt đầu được cải thiện. Nhưng sau đó, thế giới bắt đầu suy thoái từ năm 2012 đến năm 2018 và quá trình phục hồi tầng ozon chậm lại.
Tin vui đầu năm cho nhân loại: Tầng ozon sắp được phục hồi hoàn toàn
Quá trình mở rộng tối đa hàng năm của lỗ hổng tầng ôzôn từ năm 1979 đến 2022.
Liên Hợp Quốc tiến hành đánh giá ozon bốn năm một lần như một phần của Nghị định thư Montreal. Đánh giá cuối cùng được công bố vào cuối năm 2018 đã ghi nhận sự gia tăng đáng lo ngại của một loại khí thải gây hại cho tầng ozon, cụ thể như CFC-11—một hóa chất bị cấm trước đây được sử dụng trong chất làm lạnh và bọt cách nhiệt.
Nguồn gốc phát thải của CFC-11 ban đầu rất bí ẩn nhưng các nhà khoa học cuối cùng đã liên kết nó phần lớn với hoạt động sản xuất ở miền đông Trung Quốc. Đánh giá mới nhất của Liên Hợp Quốc xác nhận, lệnh cấm sản xuất CFC-11 ở Trung Quốc dường như đã hạn chế sự gia tăng phát thải hóa chất bất hợp pháp.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, lượng khí thải CFC-11 hàng năm trên toàn cầu đã giảm mạnh từ hơn 70 Gg/năm xuống dưới 50 Gg/năm trong giai đoạn 2018-2021. Một số khí thải CFC có thể không thể tránh khỏi, bởi vì các hóa chất vẫn còn chứa trong các thiết bị như tủ lạnh cũ và do xử lý không đúng cách nên làm rò rỉ ra ngoài.
Ngoài báo hiệu một tin tốt cho sự an toàn của làn da và đôi mắt của chúng ta, báo cáo của Liên Hợp Quốc còn là một tin tốt cho tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiều hợp chất làm suy giảm tầng ozon tương tự cũng là khí nhà kính siêu mạnh. Ví dụ, CFC có thể gây ra sự nóng lên của khí quyển trên mỗi nửa kg gấp 10.000 lần so với CO2. Bằng cách giảm khí thải CFC và các hóa chất khác, nghị định thư Montreal đã trở thành một trong những giải pháp hiệu quả nhất của chính sách khí hậu toàn cầu.
Và các nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc cũng hy vọng nó sẽ đóng vai trò như một lộ trình về cách chúng ta có thể điều hướng quy định về các loại khí nhà kính khác. Petteri Taalas, tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết: “Hành động của tầng ozon tạo tiền lệ cho hành động vì khí hậu. Thành công của chúng ta trong việc loại bỏ dần các hóa chất ăn ozon cho chúng ta thấy những gì có thể và phải làm cấp bách để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, giảm khí nhà kính và do đó hạn chế sự gia tăng nhiệt độ”.
>>> Đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể sau khi chết
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top