From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Theo The Diplomat, trận đánh trên bờ sông Talas đánh dấu cuộc chạm trán đầu tiên và cũng là lần cuối cùng giữa vương quốc Hồi giáo Abbasid và đội quân nhà Đường, Trung Quốc.
Vương Triều Abbasid là triều đại Hồi giáo Ả Rập cuối cùng sau cái chết của nhà tiên tri Mohammed (năm 632). Triều đại này chỉ tập trung dẹp loạn trong nước, cho đến khi bị quân Mông Cổ quét sạch thủ đô vào năm 1258 và sau đó là người Ottoman tận diệt vào năm 1517.
Từ đầu những năm 700, đội quân Hồi giáo do tướng Qutayba ibn Muslim chỉ huy đã mở cuộc chinh phạt sang Trung Á, chiếm được nhiều thành phố quan trọng như Bukhara và Samarkand ở Uzbekistan.
Qutayba ibn Muslim từ chối phục vụ dưới quyền nhà lãnh đạo mới của vương triều Umayyad, sau khi Khalip Al-Walid I qua đời. Do đó, ông bị chính tướng lĩnh dưới quyền sát hại năm 715.
Trong 3 thập kỷ sau đó, những cuộc chiến tranh và ******* liên miên chống lại các thống đốc Hồi giáo nổ ra khắp Trung Á. Đây cũng là thời điểm đội quân Nhà Đường hùng mạnh của Trung Quốc mở rộng lãnh thổ về phía Tây Tạng, Tân Cương.
Nhà Đường (618 – 907) được các nhà sử học đánh giá là một trong những đế quốc hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa. Dưới sự trị vì của các vua Đường, nền kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự đều đạt đến trình độ cao không triều đại nào sánh được.
Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Đường mở rộng gấp đôi nhà Hán còn kinh đô Trường An là thành phố đông dân nhất ở thời điểm đó.
Sự nổi lên của vương quốc Hồi giáo Abbasid và việc đời đô từ Damascus sang Baghdad, cho thấy chiến lược hướng đông của người Ả Rập. Trong bối cảnh nhà Đường mở rộng chính sách hướng Tây, cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh Ả Rập và Trung Quốc là điều tất yếu.
Trong những năm 740, nhà Đường kiểm soát giao thương ở cả phía bắc lẫn phía nam dãy Thiên Sơn (Kyrgyzstan ngày nay ). Tướng Đường gốc Cao Ly là Cao Tiên Chi được giao trọng trách đánh đuổi người Tây Tạng ra khỏi dãy núi Pamir.
Đây cũng là thời điểm xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh chúa Chabish kiểm soát thành phố Tashkent (Uzbekistan) và lãnh chúa Ilkhshid ở thành Fergana (Uzbekistan). Lãnh chúa Chabish bắt tay với tàn quân của một bộ tộc đã bị người Hoa đánh bại nhiều năm trước, còn lãnh chúa Ilkhshid liên minh với nhà Đường.
Cao Tiên Chi trong lúc giúp đỡ Ilkhshid đã chiếm được thành Tashkent năm 750. Cao sau đó hành quyết Chabish, khiến con trai của lãnh chúa này chạy sang nhà Abbasid ở Samarkand để cầu cứu.
Thống đốc Samarkand, Ziyad ibn Salih liền ra lệnh cho tướng Abu Muslim đem hơn 100.000 quân tiến đánh nhà Đường (các nhà sử học Trung Quốc nói phe Hồi giáo có tới 200.000 quân).
Đội quân Hồi giáo của vương quốc Abbasid và quân nhà Đường chạm trán dọc bờ sông Talas (Kazakhstan ngày nay) vào năm 751.
Cuộc đụng độ đẫm máu nổ ra vào ngày 10/7/751. Kỵ binh nhà Đường ban đầu tỏ ra chiếm ưu thế trước đội kỵ binh hạng nhẹ của người Hồi giáo. Ghi nhớ bài học từ trận đại bại ở Pháp của vương triều Umayyad, tướng Abu Muslim ra lệnh cho quân Hồi giáo cố gắng cầm cự.
Mặt khác, ông bí mật gặp gỡ thủ lĩnh bộ tộc người Karluk, hứa cho nhiều của cải, dụ cải đạo sang Hồi giáo và phản bội lại người Trung Quốc.
Người Karluk từ lâu đã muốn thoát ly khỏi tầm kiểm soát của nhà Đường nên coi đây là cơ hội hợp tác. Trong khi trận đánh trên bờ sông Talas diễn ra, người Karluk đã âm thầm mở phòng tuyến của mình để kỵ binh Hồi giáo tràn vào đánh úp quân nhà Đường.
Đội cung thủ Karluk cũng nhằm mục tiêu hậu quân, quân lương nhà Đường tấn công, khiến Cao Tiên Chi không kịp trở tay. Đại tướng quân nhà Đường mở đường máu trốn thoát nhưng đại quân bị người Hồi giáo tàn sát gần hết.
Các chiến binh Hồi giáo còn chặt đầu kẻ thù và đem thị uy, khiến cho quân nhà Đường mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận Talas kết thúc với sự thất bại nặng nề của đại quân nhà Đường. Tướng Abu Muslim giữ đúng lời hứa cho người Karluk vô số của cải và họ được phép mang tài sản cướp được về vùng thảo nguyên.
Quân Hồi giáo trở về Samarqand với khoảng 10.000 tù binh Trung Quốc. Người Ả Rập cũng khai thác các thành tựu của Trung Quốc thời bấy giờ như máy bắn đá…
Điều đáng chú ý là trận Talas không đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đụng độ lớn hơn giữa vương quốc Hồi giáo và người Trung Quốc. Người Hồi giáo đạt mục đích trả thù cho lãnh chúa Chabish nhưng không dám mạo hiểm đưa quân tiến sâu về phía đông vì chưa hiểu rõ đối phương.
Bản thân Cao Tiên Chi rất muốn thống lĩnh đại quân một lần nữa quay lại trả thù người Ả Rập, nhưng Loạn An Sử (cuộc nổi loạn chống nhà Đường do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi xướng) nổ ra năm 755 đã khiến nhà Đường phải rút toàn bộ lực lượng đóng tại biên giới phía tây về dẹp loạn.
"Kể từ sau trận đại bại trên sông Talas và việc hao tổn binh lực dẹp Loạn An Sử, nhà Đường không bao giờ có thể phô trương sức mạnh ra ngoài khu vực Tân Cương", nhà sử học James A. Millward viết.
>>> Tinh thần tử thủ của Nhật Bản: Trận chiến đẫm máu lấy đi sinh mạng hơn 100.000 người cuối Thế Chiến 2
Vương Triều Abbasid là triều đại Hồi giáo Ả Rập cuối cùng sau cái chết của nhà tiên tri Mohammed (năm 632). Triều đại này chỉ tập trung dẹp loạn trong nước, cho đến khi bị quân Mông Cổ quét sạch thủ đô vào năm 1258 và sau đó là người Ottoman tận diệt vào năm 1517.
Bối cảnh lịch sử
Trận Talas nổ ra trong bối cảnh vương quốc Hồi giáo Abbasid vừa mới thành lập được một năm, kế thừa vương triều Umayyad vào năm 750.Từ đầu những năm 700, đội quân Hồi giáo do tướng Qutayba ibn Muslim chỉ huy đã mở cuộc chinh phạt sang Trung Á, chiếm được nhiều thành phố quan trọng như Bukhara và Samarkand ở Uzbekistan.
Qutayba ibn Muslim từ chối phục vụ dưới quyền nhà lãnh đạo mới của vương triều Umayyad, sau khi Khalip Al-Walid I qua đời. Do đó, ông bị chính tướng lĩnh dưới quyền sát hại năm 715.
Nhà Đường (618 – 907) được các nhà sử học đánh giá là một trong những đế quốc hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa. Dưới sự trị vì của các vua Đường, nền kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự đều đạt đến trình độ cao không triều đại nào sánh được.
Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Đường mở rộng gấp đôi nhà Hán còn kinh đô Trường An là thành phố đông dân nhất ở thời điểm đó.
Sự nổi lên của vương quốc Hồi giáo Abbasid và việc đời đô từ Damascus sang Baghdad, cho thấy chiến lược hướng đông của người Ả Rập. Trong bối cảnh nhà Đường mở rộng chính sách hướng Tây, cuộc đụng độ giữa hai nền văn minh Ả Rập và Trung Quốc là điều tất yếu.
Trong những năm 740, nhà Đường kiểm soát giao thương ở cả phía bắc lẫn phía nam dãy Thiên Sơn (Kyrgyzstan ngày nay ). Tướng Đường gốc Cao Ly là Cao Tiên Chi được giao trọng trách đánh đuổi người Tây Tạng ra khỏi dãy núi Pamir.
Đây cũng là thời điểm xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh chúa Chabish kiểm soát thành phố Tashkent (Uzbekistan) và lãnh chúa Ilkhshid ở thành Fergana (Uzbekistan). Lãnh chúa Chabish bắt tay với tàn quân của một bộ tộc đã bị người Hoa đánh bại nhiều năm trước, còn lãnh chúa Ilkhshid liên minh với nhà Đường.
Thống đốc Samarkand, Ziyad ibn Salih liền ra lệnh cho tướng Abu Muslim đem hơn 100.000 quân tiến đánh nhà Đường (các nhà sử học Trung Quốc nói phe Hồi giáo có tới 200.000 quân).
Đội quân Hồi giáo của vương quốc Abbasid và quân nhà Đường chạm trán dọc bờ sông Talas (Kazakhstan ngày nay) vào năm 751.
Trận đại chiến quyết định vận mệnh Trung Á
Trên đường tiến quân đánh nhà Đường, đội quân Hồi giáo liên minh với đế chế Tây Tạng để tránh phải đụng độ nhiều kẻ thủ trên cùng một mặt trận. Quân nhà Đường được hỗ trợ của người Karluk, một liên minh các bộ tộc Thổ ở Trung ÁCuộc đụng độ đẫm máu nổ ra vào ngày 10/7/751. Kỵ binh nhà Đường ban đầu tỏ ra chiếm ưu thế trước đội kỵ binh hạng nhẹ của người Hồi giáo. Ghi nhớ bài học từ trận đại bại ở Pháp của vương triều Umayyad, tướng Abu Muslim ra lệnh cho quân Hồi giáo cố gắng cầm cự.
Mặt khác, ông bí mật gặp gỡ thủ lĩnh bộ tộc người Karluk, hứa cho nhiều của cải, dụ cải đạo sang Hồi giáo và phản bội lại người Trung Quốc.
Người Karluk từ lâu đã muốn thoát ly khỏi tầm kiểm soát của nhà Đường nên coi đây là cơ hội hợp tác. Trong khi trận đánh trên bờ sông Talas diễn ra, người Karluk đã âm thầm mở phòng tuyến của mình để kỵ binh Hồi giáo tràn vào đánh úp quân nhà Đường.
Các chiến binh Hồi giáo còn chặt đầu kẻ thù và đem thị uy, khiến cho quân nhà Đường mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận Talas kết thúc với sự thất bại nặng nề của đại quân nhà Đường. Tướng Abu Muslim giữ đúng lời hứa cho người Karluk vô số của cải và họ được phép mang tài sản cướp được về vùng thảo nguyên.
Quân Hồi giáo trở về Samarqand với khoảng 10.000 tù binh Trung Quốc. Người Ả Rập cũng khai thác các thành tựu của Trung Quốc thời bấy giờ như máy bắn đá…
Điều đáng chú ý là trận Talas không đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đụng độ lớn hơn giữa vương quốc Hồi giáo và người Trung Quốc. Người Hồi giáo đạt mục đích trả thù cho lãnh chúa Chabish nhưng không dám mạo hiểm đưa quân tiến sâu về phía đông vì chưa hiểu rõ đối phương.
Bản thân Cao Tiên Chi rất muốn thống lĩnh đại quân một lần nữa quay lại trả thù người Ả Rập, nhưng Loạn An Sử (cuộc nổi loạn chống nhà Đường do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi xướng) nổ ra năm 755 đã khiến nhà Đường phải rút toàn bộ lực lượng đóng tại biên giới phía tây về dẹp loạn.
"Kể từ sau trận đại bại trên sông Talas và việc hao tổn binh lực dẹp Loạn An Sử, nhà Đường không bao giờ có thể phô trương sức mạnh ra ngoài khu vực Tân Cương", nhà sử học James A. Millward viết.
>>> Tinh thần tử thủ của Nhật Bản: Trận chiến đẫm máu lấy đi sinh mạng hơn 100.000 người cuối Thế Chiến 2