trangthutd.2404
Pearl
Vậy là sau gần 1 tháng ra mắt, những chiếc MacBook Air M2 đã chính thức được mở bán và ngay lập tức có mặt tại thị trường Việt Nam.
Chiếc MaBook Air M2 bản base với 8GB RAM, SSD 256GB trong bài này mình mượn được từ cửa hàng HnamMobile. Rất cảm ơn HnamMobile đã cho mình mượn máy để thực hiện bài trên tay, mở hộp, benchmark nhanh này. Hiện tại, MaBook Air M2 tại HnamMobile đang có giá tham khảo từ 33,9 triệu đồng.
Thiết kế là điểm thay đổi lớn trên MacBook Air M2 khi máy không còn được làm theo kiểu vuốt cong nhiều như trước. Thay vào đó, Apple chuyển sang sử dụng kiểu thiết kế vuông vức với các cạnh được làm phẳng đều và chỉ còn bo cong nhẹ. Về tổng quan, MacBook Air M2 có thể coi như một phiên bản rút gọn của MacBook Pro 14 inch nhưng có nhiều tùy chọn màu sắc hơn.
MaBook Air M2 với thiết kế mới vuông vắn, phẳng đều hơn tương tự như mẫu MacBook Pro 14 trước đó
Dù trông có vẻ dày hơn và thô hơn MacBook Air M1, nhưng thực tế MacBook Air M2 lại mỏng nhẹ hơn, với độ dày chỉ 1,13 cm và cân nặng 1,24kg (trên Air M1 các con số này lần lượt là 1,61cm và 1.29Kg). Máy đủ thoải mái để cầm bằng một tay trong thời gian dài, tay còn lại thao tác với touchpad hay bàn phím mà không quá khó khăn.
MacBook Air M2 vẫn là chiếc laptop mỏng nhẹ với độ linh hoạt cao dù thoáng nhìn qua máy trông có vẻ dày và thô hơn thế hệ Air M1
Độ hoàn thiện của MacBook Air M2 không có gì phải phàn nàn với toàn phần thân đều bằng nhôm nguyên khối rất cao cấp, cứng cáp, chắc chắn. Dưới đáy máy là 4 chân đế cao su kích thước, đã được thiết kế lại để giúp máy đứng vững hơn trên mặt bàn.
Đáy máy với 4 chân đế cao su kích thước lớn giúp bám chắc hơn vào mặt bàn
Tương tự như thế hệ Air M1, MacBook Air M2 không sử dụng quạt tản nhiệt nên gần như không có bất cứ khe lấy gió hay thoát nhiệt nào ở dưới đáy máy hay các cạnh. Apple chỉ trang bị vài lỗ thoát nhiệt rất khiêm tốn ở phần bản lề và gần như việc truyền nhiệt sẽ được dẫn thẳng vào vỏ máy.
Chỉ có một vài lỗ tản nhiệt được đặt ở khu vực bản lề
Điểm mới nổi bật tiếp theo và cũng gây nhiều tranh cãi nhất trên MacBook Air M2 là phần màn hình tai thỏ, tương tự như chiếc MacBook Pro 2021 trước đó. Apple khẳng định tai thỏ giúp MacBook có được không gian hiển thị rộng rãi hơn với phần viền màn hình mỏng gọn hơn, trong khi vẫn sở hữu webcam Full HD 1080p, mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn khi video call, hội họp trực tuyến.
Màn hình tai thỏ - điểm gây tranh cãi nhiều nhất trên các thiết bị của Apple, cũng là nơi chứa webcam Full HD
Webcam Full HD của MacBook Air M2 cho chất lượng tốt, hình ảnh sáng rõ, màu sắc tươi tắn, độ nét cao
Kích thước màn hình được tăng nhẹ từ mức 13,3 inch trên Air M1 lênn 13,6 inch trên Air M2. Màn hình này vẫn đạt chuẩn Liquid Retina, độ phân giải 2.560 x 1.664 pixel, tỉ lệ 16:10, hỗ trợ game màu DPI-P3, có khả năng hiển thị 1 tỷ màu giúp tái tạo hình ảnh chất lượng và sắc nét. Độ sáng màn hình đạt mức 500 nit, rất sáng rõ, trong trẻo. Hướng đến đối tượng phổ thông hơn nên màn hình này vẫn chỉ có tần số quét 60Hz, tấm nền IPS LCD chứ chưa được lên mức 120Hz, Mini LED như bản Pro M2.
Màn hình rộng rãi, thoáng đáng với phần viền mỏng gọn cả 4 cạnh, tấm nền tràn sát tận khung, giá như không có "tai thỏ" thì đúng lá "pơ phệch"
Với cá nhân mình thì “tai thỏ” trên MacBook Air M2 nhìn khá ”ngứa mắt” bởi kích thước của nó không hề nhỏ, mỗi lần ngước mắt lên cạnh trên màn hình là nó lại “lù lù" ở đó. Giải pháp tình thế là chịu khó mở app dạng full màn hình để ẩn “tai thỏ" đi và chấp nhận một màn hình "trán dô" với phần cạnh trên lúc này sẽ khá dày, cũng như bị ẩn mất thanh dock để chuyển app nhanh.
Có thể tạm thời ẩn "tai thỏ" đi nhưng đánh đổi lại bạn sẽ phải chấp nhận một màn hình "trán dô" với phần viền trên khá dày
Điểm thay đổi đáng chú ý tiếp theo trên MacBook Air M2 là được bổ sung cổng sạc từ tính MagSafe bên cạnh hai cổng USB-Type C ở cạnh trái. MagSafe trở lại trên MacBook Air mang đến cho người dùng một cổng sạc chuyên dụng dễ kết nối, đồng thời bảo vệ máy tránh bị rơi vỡ khi chẳng may ai đó vấp vào dây sạc. Cơ chế hút nam châm đặc biệt của MagSafe tuy bám rất chắc theo chiều ngang nhưng lại dễ dàng tháo ra chỉ với một động tác nghiêng nhẹ đầu cáp.
Cổng sạc MagSafe đã trở lại với MacBook Air M2 đem lại cả sự tiện lợi lẫn an toàn
MagSafe bám cực kỳ chắc chắn và rất khó tháo ra nếu kéo theo chiều ngang như chỉ cần nghiêng nhẹ đầu cáp là lại có thể gỡ cáp dễ dàng
Ở phía cạnh phải, máy vẫn chỉ có một giắc cắm tai nghe 3,5 mm, không được trang bị cổng xuất hình ảnh HDMI và đầu đọc thẻ SD như MacBook Pro 14
Dù sử dụng cổng sạc MagSafe mới, tuy nhiên giống với các phiên bản trước đây, người dùng vẫn có thể sử dụng cổng USB-C Thunderbolt để sạc cho máy với công suất có thể lên tới 67W. Trong hộp, MacBook Air M2 được tặng kèm sẵn một củ sạc 30W với chuẩn chân cắm tuỳ thị trường, như bản mình trải nghiệm là cho thị trường Hong Kong nên có giắc 3 chấu. Sợi cáp sạc đi kèm là loại USB-C sang MagSafe 3.0 được bọc vải chống cắt khá đẹp mắt và cao cấp .
Phụ kiện đi kèm máy gồm củ sạc USB-C 30W và cáp USB-C sang MagSafe 3.0
Cáp USB-C sang MagSafe 3.0 được bọc vải chống cắt khá đẹp mắt và cao cấp
MacBook Air M2 là một trong những sản phẩm đầu tiên được Apple trang bị chip xử lý M2 thế hệ mới cùng với chiếc MacBook Pro M2. Trước đó, MacBook Air M1 cũng từng là sản phẩm được Apple thử nghiệm thương mại hóa chip M1 do hãng tự sản xuất. Về chip M2, vi xử lý này bao gồm 8 nhân CPU, trong đó 4 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện, cùng với 10 nhân GPU đều được sản xuất trên tiến trình 5 nm.
Chip M2 trên MacBook Air mới tiếp tục khẳng định vị thế của Apple trong lĩnh vực điện toán di động
Apple cho biết hiệu suất cho ra trên M2 tốt hơn 18% về CPU và 35% về khả năng xử lý hình ảnh so với M1. Tuy vậy, nhiều thông tin cho biết tốc độ SSD của bản base với dung lượng 256GB sẽ thấp hơn đáng kể so với bản 512GB, tương tự như chiếc Pro M2.
Dung lượng RAM mặc định của bản base là 8GB, có tuỳ chọn RAM lên 16GB và 24GB cũng như tối đa 2TB SSD. Giống với MacBook Pro M2, phiên bản 8GB/256GB tiêu chuẩn sẽ có tốc độ đọc/ghi dữ liệu SSD thấp hơn 50% so với các thế hệ M1.
Mình đã thử bencmark nhanh MacBook Air M2 bằng một số phần mềm quen thuộc như GeekBench 5, CineBench R23 và BlackMagic Dispeedtest. Kết quả cho ra khá sát với chiếc MacBook Pro M2 và cao hơn đáng kể so với MacBook Air M1. Phiên bản mà mình sử dụng là bản base có 8GB RAM và 256GB SSD nhé anh em.
Điểm GeekBench 5 đơn nhân của MacBook Air M2 đạt 1905 điểm và điểm đa nhân là 8932 điểm.
Điểm GPU của MacBook Air M2 đạt 23.866 điểm trên GeekBench 5
Điểm Cinebech R23 đa nhân của MacBook Air M2 đạt 7893 điểm và điểm đơn nhân là 1593 điểm
Tốc độ SSD của bản base MacBook Air M2 8GB RAM 256GB SSD đạt khoảng 1.674MB/s khi ghi và 1.502MB/s khi đọc, đo bằng Blackmagic Disk Speed Test
Bên cạnh đó, MacBook Air M2 chạy trên nền hệ điều hành MacOS Monterey mới nhất cho khả năng tối ưu thời lượng pin tốt, theo Apple thì máy có thể hoạt động liên tục 18 tiếng khi xem video, 15 tiếng lướt web cùng với khả năng sạc nhanh 50% pin trong vòng 30 phút qua cổng MagSafe.
Hiện tại, mình đang sử dụng máy liên tục khoảng 3 tiếng, vừa chỉnh ảnh, xuất ảnh với LightRooom, vừa duyệt web bằng safari với khoảng 20 tab, độ sáng màn hình khoảng 60%, đèn bàn phím cũng khoảng 50% thì thấy máy hết khoảng 37% pin. Như vậy là tính trung bình mỗi tiếng hết 12,5% pin, và mình có thể sử dụng máy liên tục khoảng 8 tiếng, một con số khá ấn tượng.
Bàn phím của MacBook Air M2 vẫn sử dụng layout tương tự M1 tuy nhiên phím chức năng (Fn) được thiết kế với keycap fullsize tương tự như các phím khác. Trackpad của máy vẫn rất lớn, to ngang MacBook Pro, hỗ trợ cảm ứng lực Force Touch. Ngoài ra bàn phím tích hợp Touch ID vào phím nguồn ở góc phải. Toàn bộ bài trên tay này đựợc mình gõ bằng chiếc MacBook Air M2 và trải nghiệm gõ phím hoàn toàn làm mình hài lòng với độ nảy cao, hành trình sâu, khoảng cách phím hợp lý, tiếng gõ êm ái. Touchpad của MacBook thì vẫn thuộc loại tốt nhất hiện nay trên laptop rồi nên có lẽ không cần phải khen thêm nữa nhỉ
Hệ thống loa của MacBook Air M2 được giấu khá kỹ trong phần bản lề, ngay cạnh các khe thoát nhiệt. Theo Apple công máy có tới 4 loa, hỗ trợ Dolby Atmos cũng như công nghệ Spatial Audio, giắc âm thanh 3.5mm cũng hỗ trợ các tai nghe trở kháng cao.
Mình test nhanh thì thấy chất lượng loa của máy khá ấn tượng, âm lượng lớn, bass treble rõ ràng và bass khá lực. Quả thật Apple chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng về loa ngoài trên các mẫu laptop của họ.
Với những gì mình trải nghiệm nhanh phía trên thì có thể thấy MacBook Air M2 vẫn là một mẫu laptop mỏng nhẹ, hiệu năng cao ấn tượng, hứa hẹn sẽ tiếp tục chinh phục số đông người dùng ưa thích sự linh hoạt, sức mạnh và thời lượng pin đáng nể mà MacBook Air M1 từng mang đến.
Thiết kế là điểm thay đổi lớn trên MacBook Air M2 khi máy không còn được làm theo kiểu vuốt cong nhiều như trước. Thay vào đó, Apple chuyển sang sử dụng kiểu thiết kế vuông vức với các cạnh được làm phẳng đều và chỉ còn bo cong nhẹ. Về tổng quan, MacBook Air M2 có thể coi như một phiên bản rút gọn của MacBook Pro 14 inch nhưng có nhiều tùy chọn màu sắc hơn.
MaBook Air M2 với thiết kế mới vuông vắn, phẳng đều hơn tương tự như mẫu MacBook Pro 14 trước đó
Dù trông có vẻ dày hơn và thô hơn MacBook Air M1, nhưng thực tế MacBook Air M2 lại mỏng nhẹ hơn, với độ dày chỉ 1,13 cm và cân nặng 1,24kg (trên Air M1 các con số này lần lượt là 1,61cm và 1.29Kg). Máy đủ thoải mái để cầm bằng một tay trong thời gian dài, tay còn lại thao tác với touchpad hay bàn phím mà không quá khó khăn.
MacBook Air M2 vẫn là chiếc laptop mỏng nhẹ với độ linh hoạt cao dù thoáng nhìn qua máy trông có vẻ dày và thô hơn thế hệ Air M1
Độ hoàn thiện của MacBook Air M2 không có gì phải phàn nàn với toàn phần thân đều bằng nhôm nguyên khối rất cao cấp, cứng cáp, chắc chắn. Dưới đáy máy là 4 chân đế cao su kích thước, đã được thiết kế lại để giúp máy đứng vững hơn trên mặt bàn.
Đáy máy với 4 chân đế cao su kích thước lớn giúp bám chắc hơn vào mặt bàn
Tương tự như thế hệ Air M1, MacBook Air M2 không sử dụng quạt tản nhiệt nên gần như không có bất cứ khe lấy gió hay thoát nhiệt nào ở dưới đáy máy hay các cạnh. Apple chỉ trang bị vài lỗ thoát nhiệt rất khiêm tốn ở phần bản lề và gần như việc truyền nhiệt sẽ được dẫn thẳng vào vỏ máy.
Chỉ có một vài lỗ tản nhiệt được đặt ở khu vực bản lề
Điểm mới nổi bật tiếp theo và cũng gây nhiều tranh cãi nhất trên MacBook Air M2 là phần màn hình tai thỏ, tương tự như chiếc MacBook Pro 2021 trước đó. Apple khẳng định tai thỏ giúp MacBook có được không gian hiển thị rộng rãi hơn với phần viền màn hình mỏng gọn hơn, trong khi vẫn sở hữu webcam Full HD 1080p, mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn khi video call, hội họp trực tuyến.
Màn hình tai thỏ - điểm gây tranh cãi nhiều nhất trên các thiết bị của Apple, cũng là nơi chứa webcam Full HD
Webcam Full HD của MacBook Air M2 cho chất lượng tốt, hình ảnh sáng rõ, màu sắc tươi tắn, độ nét cao
Kích thước màn hình được tăng nhẹ từ mức 13,3 inch trên Air M1 lênn 13,6 inch trên Air M2. Màn hình này vẫn đạt chuẩn Liquid Retina, độ phân giải 2.560 x 1.664 pixel, tỉ lệ 16:10, hỗ trợ game màu DPI-P3, có khả năng hiển thị 1 tỷ màu giúp tái tạo hình ảnh chất lượng và sắc nét. Độ sáng màn hình đạt mức 500 nit, rất sáng rõ, trong trẻo. Hướng đến đối tượng phổ thông hơn nên màn hình này vẫn chỉ có tần số quét 60Hz, tấm nền IPS LCD chứ chưa được lên mức 120Hz, Mini LED như bản Pro M2.
Màn hình rộng rãi, thoáng đáng với phần viền mỏng gọn cả 4 cạnh, tấm nền tràn sát tận khung, giá như không có "tai thỏ" thì đúng lá "pơ phệch"
Với cá nhân mình thì “tai thỏ” trên MacBook Air M2 nhìn khá ”ngứa mắt” bởi kích thước của nó không hề nhỏ, mỗi lần ngước mắt lên cạnh trên màn hình là nó lại “lù lù" ở đó. Giải pháp tình thế là chịu khó mở app dạng full màn hình để ẩn “tai thỏ" đi và chấp nhận một màn hình "trán dô" với phần cạnh trên lúc này sẽ khá dày, cũng như bị ẩn mất thanh dock để chuyển app nhanh.
Có thể tạm thời ẩn "tai thỏ" đi nhưng đánh đổi lại bạn sẽ phải chấp nhận một màn hình "trán dô" với phần viền trên khá dày
Điểm thay đổi đáng chú ý tiếp theo trên MacBook Air M2 là được bổ sung cổng sạc từ tính MagSafe bên cạnh hai cổng USB-Type C ở cạnh trái. MagSafe trở lại trên MacBook Air mang đến cho người dùng một cổng sạc chuyên dụng dễ kết nối, đồng thời bảo vệ máy tránh bị rơi vỡ khi chẳng may ai đó vấp vào dây sạc. Cơ chế hút nam châm đặc biệt của MagSafe tuy bám rất chắc theo chiều ngang nhưng lại dễ dàng tháo ra chỉ với một động tác nghiêng nhẹ đầu cáp.
Cổng sạc MagSafe đã trở lại với MacBook Air M2 đem lại cả sự tiện lợi lẫn an toàn
MagSafe bám cực kỳ chắc chắn và rất khó tháo ra nếu kéo theo chiều ngang như chỉ cần nghiêng nhẹ đầu cáp là lại có thể gỡ cáp dễ dàng
Ở phía cạnh phải, máy vẫn chỉ có một giắc cắm tai nghe 3,5 mm, không được trang bị cổng xuất hình ảnh HDMI và đầu đọc thẻ SD như MacBook Pro 14
Dù sử dụng cổng sạc MagSafe mới, tuy nhiên giống với các phiên bản trước đây, người dùng vẫn có thể sử dụng cổng USB-C Thunderbolt để sạc cho máy với công suất có thể lên tới 67W. Trong hộp, MacBook Air M2 được tặng kèm sẵn một củ sạc 30W với chuẩn chân cắm tuỳ thị trường, như bản mình trải nghiệm là cho thị trường Hong Kong nên có giắc 3 chấu. Sợi cáp sạc đi kèm là loại USB-C sang MagSafe 3.0 được bọc vải chống cắt khá đẹp mắt và cao cấp .
Phụ kiện đi kèm máy gồm củ sạc USB-C 30W và cáp USB-C sang MagSafe 3.0
Cáp USB-C sang MagSafe 3.0 được bọc vải chống cắt khá đẹp mắt và cao cấp
MacBook Air M2 là một trong những sản phẩm đầu tiên được Apple trang bị chip xử lý M2 thế hệ mới cùng với chiếc MacBook Pro M2. Trước đó, MacBook Air M1 cũng từng là sản phẩm được Apple thử nghiệm thương mại hóa chip M1 do hãng tự sản xuất. Về chip M2, vi xử lý này bao gồm 8 nhân CPU, trong đó 4 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện, cùng với 10 nhân GPU đều được sản xuất trên tiến trình 5 nm.
Chip M2 trên MacBook Air mới tiếp tục khẳng định vị thế của Apple trong lĩnh vực điện toán di động
Apple cho biết hiệu suất cho ra trên M2 tốt hơn 18% về CPU và 35% về khả năng xử lý hình ảnh so với M1. Tuy vậy, nhiều thông tin cho biết tốc độ SSD của bản base với dung lượng 256GB sẽ thấp hơn đáng kể so với bản 512GB, tương tự như chiếc Pro M2.
Dung lượng RAM mặc định của bản base là 8GB, có tuỳ chọn RAM lên 16GB và 24GB cũng như tối đa 2TB SSD. Giống với MacBook Pro M2, phiên bản 8GB/256GB tiêu chuẩn sẽ có tốc độ đọc/ghi dữ liệu SSD thấp hơn 50% so với các thế hệ M1.
Mình đã thử bencmark nhanh MacBook Air M2 bằng một số phần mềm quen thuộc như GeekBench 5, CineBench R23 và BlackMagic Dispeedtest. Kết quả cho ra khá sát với chiếc MacBook Pro M2 và cao hơn đáng kể so với MacBook Air M1. Phiên bản mà mình sử dụng là bản base có 8GB RAM và 256GB SSD nhé anh em.
Điểm GeekBench 5 đơn nhân của MacBook Air M2 đạt 1905 điểm và điểm đa nhân là 8932 điểm.
Điểm GPU của MacBook Air M2 đạt 23.866 điểm trên GeekBench 5
Điểm Cinebech R23 đa nhân của MacBook Air M2 đạt 7893 điểm và điểm đơn nhân là 1593 điểm
Tốc độ SSD của bản base MacBook Air M2 8GB RAM 256GB SSD đạt khoảng 1.674MB/s khi ghi và 1.502MB/s khi đọc, đo bằng Blackmagic Disk Speed Test
Bên cạnh đó, MacBook Air M2 chạy trên nền hệ điều hành MacOS Monterey mới nhất cho khả năng tối ưu thời lượng pin tốt, theo Apple thì máy có thể hoạt động liên tục 18 tiếng khi xem video, 15 tiếng lướt web cùng với khả năng sạc nhanh 50% pin trong vòng 30 phút qua cổng MagSafe.
Hiện tại, mình đang sử dụng máy liên tục khoảng 3 tiếng, vừa chỉnh ảnh, xuất ảnh với LightRooom, vừa duyệt web bằng safari với khoảng 20 tab, độ sáng màn hình khoảng 60%, đèn bàn phím cũng khoảng 50% thì thấy máy hết khoảng 37% pin. Như vậy là tính trung bình mỗi tiếng hết 12,5% pin, và mình có thể sử dụng máy liên tục khoảng 8 tiếng, một con số khá ấn tượng.
Bàn phím của MacBook Air M2 vẫn sử dụng layout tương tự M1 tuy nhiên phím chức năng (Fn) được thiết kế với keycap fullsize tương tự như các phím khác. Trackpad của máy vẫn rất lớn, to ngang MacBook Pro, hỗ trợ cảm ứng lực Force Touch. Ngoài ra bàn phím tích hợp Touch ID vào phím nguồn ở góc phải. Toàn bộ bài trên tay này đựợc mình gõ bằng chiếc MacBook Air M2 và trải nghiệm gõ phím hoàn toàn làm mình hài lòng với độ nảy cao, hành trình sâu, khoảng cách phím hợp lý, tiếng gõ êm ái. Touchpad của MacBook thì vẫn thuộc loại tốt nhất hiện nay trên laptop rồi nên có lẽ không cần phải khen thêm nữa nhỉ
Hệ thống loa của MacBook Air M2 được giấu khá kỹ trong phần bản lề, ngay cạnh các khe thoát nhiệt. Theo Apple công máy có tới 4 loa, hỗ trợ Dolby Atmos cũng như công nghệ Spatial Audio, giắc âm thanh 3.5mm cũng hỗ trợ các tai nghe trở kháng cao.
Mình test nhanh thì thấy chất lượng loa của máy khá ấn tượng, âm lượng lớn, bass treble rõ ràng và bass khá lực. Quả thật Apple chưa bao giờ khiến chúng ta thất vọng về loa ngoài trên các mẫu laptop của họ.
Với những gì mình trải nghiệm nhanh phía trên thì có thể thấy MacBook Air M2 vẫn là một mẫu laptop mỏng nhẹ, hiệu năng cao ấn tượng, hứa hẹn sẽ tiếp tục chinh phục số đông người dùng ưa thích sự linh hoạt, sức mạnh và thời lượng pin đáng nể mà MacBook Air M1 từng mang đến.