thumbnail - Trung Quốc mất điểm trong mắt nhà đầu tư Hàn, giờ là thời của Việt Nam, Ấn Độ
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Trung Quốc mất điểm trong mắt nhà đầu tư Hàn, giờ là thời của Việt Nam, Ấn Độ

Trung Quốc đang mất dần hình ảnh "công xưởng của thế giới" được doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng. Nhiều nguyên nhân như căng thẳng kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh, đóng cửa nghiêm ngặt để phòng chống Covid, chi phí lao động cao hơn... khiến Trung Quốc mất điểm trong mắt nhà đầu tư. 

Các nhà sản xuất lớn của Hàn Quốc đã chi hàng tỷ đô la để xây dựng nhiều nhà máy quy mô lớn ở Trung Quốc, nhưng giờ đây họ đang chán nản dần với hoạt động sản xuất ở quốc gia này. Con mắt nhà đầu tư hướng về những địa điểm ổn định hơn như Việt Nam, thậm chí là Mỹ.

Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung khởi đầu những khó khăn 

Kể từ năm 2019, Samsung Electronics và SK hynix đã không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư lớn nào vào Trung Quốc, sau khi thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nổ ra.

Một giám đốc điều hành của Samsung Electronics nói khoản chi mới nhất ở Trung Quốc chủ yếu liên quan đến bảo trì thiết bị, hơn là mở rộng công suất hoặc nâng cấp dây chuyền sản xuất. Vị CEO này viện dẫn do những quy định và trừng phạt từ Mỹ, cản trở họ đầu tư vào Trung Quốc với các nhà máy chip ở Tây An và Tô Châu.  

Lực lượng lao động của Samsung Electronics tại Trung Quốc đã giảm 49%, từ 34.843 lao động vào năm 2017 xuống còn 17.820 vào cuối năm 2021.

Trung Quốc mất điểm trong mắt nhà đầu tư Hàn, giờ là thời của Việt Nam, Ấn Độ 

SK hynix đã không có khoản đầu tư lớn nào cho Trung Quốc từ vài năm nay

không chỉ thương chiến Mỹ - Trung, "đạo luật Chip" của Mỹ được thông qua mới đây cấm bất kỳ công ty nào nhận trợ cấp từ Đạo luật này đầu tư vào sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc trong 10 năm. Giới hạn này không áp dụng  cho các cơ sở hiện có, chấp nhận miễn trừ đối với việc xây dựng dây chuyền cũ trên 28 nanomet. Tuy nhiên, việc miễn trừ này không có ý nghĩa gì lớn vì hầu hết chip nhớ mới nhất được sản xuất bằng tiến trình 10 nanomet.  

Những siết chặt của Mỹ không chỉ giới hạn ở chất bán dẫn mà còn liên quan đến nhiều khoản tín dụng thuế đối với xe điện, loại xe có pin được sản xuất ở Bắc Mỹ.  

SK hynix đã cố đưa thiết bị quang khắc EUV tiên tiến tới Trung Quốc vào năm ngoái, nhưng chính phủ Mỹ đã chặn bằng mọi giá. Mỹ kiến quyết không để bất kì chiếc máy quang khắc EUV nào lọt vào tay Trung Quốc, cản trở tham vọng tự chủ bán dẫn của nước này.  

Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won khá bất ngờ trước những động thái này, đã đưa ra một lưu ý thận trọng về việc đặt nhà máy mới ở những quốc gia có rủi ro chính trị. Trước đây, họ theo đuổi sản xuất ở những nơi có chi phí thấp nhằm giảm chi tiêu đầu tư.

Trung Quốc mất dần những khoản đầu tư lớn

Trung Quốc mất điểm trong mắt nhà đầu tư Hàn, giờ là thời của Việt Nam, Ấn Độ 

Samsung cũng chuyển hướng sản xuất sang Mỹ

Trong khi các công ty Hàn Quốc đang giảm sự hiện diện ở Trung Quốc thì đồng thời, những khoản đầu tư lớn nhất đã được cam kết sử dụng tại Hàn Quốc và Mỹ. Chẳng hạn Samsung Electronics có kế hoạch đầu tư ít nhất 17 tỷ USD để thiết lập một nhà máy sản xuất chip mới ở Taylor, Texas. Họ cũng có kế hoạch xây dựng ít nhất 6 nhà máy bán dẫn ở khu đất rộng lớn ở Pyeongtaek, Gyeonggi.

SK hynix đang tìm kiếm Yongin, Gyeonggi, làm trung tâm sản xuất thế hệ tiếp theo, cam kết 120 nghìn tỷ won (90 tỷ USD) để phát triển một cụm mới ở đó. Còn tại Mỹ, SK sẽ đầu tư 22 tỷ USD vào sản xuất chip nhớ tiên tiến, pin xe điện và dược phẩm sinh học đến năm 2025.

Ngoài ra, xu hướng này còn diễn ra ở nhiều tập đoàn lớn khác. Apple đã quyết định chuyển sản xuất iPad sang Việt Nam từ Trung Quốc, sau khi các vụ phong tỏa liên quan đến Covid gây ra sự gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng. Mới đây, Foxconn tuyên bố sẽ đầu tư 300 triệu USD vào Bắc Giang, mở rộng sản xuất đơn hàng Apple tại Việt Nam. Trong tương lai, những đối tác của Apple sẽ dần sản xuất HomePod, Apple Watch, iPad, AirPods,.... thậm chí cả MacBook tại Việt Nam.

Những biện pháp trừng phạt và quy định khắt khe của Mỹ sẽ tiếp tục cô lập Trung Quốc. Họ còn đề nghị một cơ quan tư vấn về quản lý chuỗi cung ứng trong chất bán dẫn cho các đồng minh của mình.


>>>Gen Z Trung Quốc ngày càng yêu thích hàng nội địa, các thương hiệu quốc tế phải "dè chừng"!


Nguồn koreajoongangdaily

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác