Truyện tranh siêu anh hùng hết thời, nhà xuất bản Mỹ phải “bám vào” manga Nhật để kiếm tiền

Lâu nay, nhắc đến truyện tranh phương Tây thì hẳn anh em sẽ nghĩ ngay đến Marvel và DC, với các siêu anh hùng nổi tiếng như The Flash, Superman hay Spider-Man, X-Men,... Thể loại siêu anh hùng từng là xương sống của ngành xuất bản truyện tranh nước Mỹ, trở thành 1 phần văn hóa. Nhưng giờ đây, chứng kiến làn sóng “xâm lược” của manga Nhật quá thành công, lấn át cả các đầu truyện siêu anh hùng, Marvel, DC cùng các nhà xuất bản khác bắt đầu phải đu theo cơn sóng này.

Manga “xâm lược” nước Mỹ

Khoảng 1 thập kỷ qua, comics đã trở thành 1 phần văn hóa nước Mỹ và khi siêu anh hùng là biểu tượng của ngành. Các đầu truyện về The Flash, Superman, Spider-Man, X-Men,... đã kiếm về hàng trăm triệu USD mỗi năm, chưa kể những tác phẩm chuyển thể gây sốt tại phòng vé đạt doanh thu tới hàng tỷ USD. Kéo theo đó là đồ chơi, quần áo, đồ lưu niệm, mô hình,... ăn theo thành công của các thương hiệu lớn.
Truyện tranh siêu anh hùng hết thời, nhà xuất bản Mỹ phải “bám vào” manga Nhật để kiếm tiền
Siêu anh hùng đang thất thế trước các nhân vật manga
Tuy nhiên, đối thủ hiện nay của truyện tranh siêu anh hùng dường như vượt quá khả năng của Superman hay Batman lẫn các Avengers hùng mạnh. Manga từ Nhật Bản với lợi thế có nhiều bộ truyện đã chuyển thể thành anime và được đón nhận, đang dần xâm chiếm thị trường xuất bản ở Mỹ. Khoảng 1 thập niên trở lại đây, manga dần dần phổ biến đến mọi ngõ ngách với 1 tốc độ chậm rãi. Bây giờ, doanh số bán ra lẫn doanh thu đem về đã vượt cả comics ngay trên chính sân nhà.
Nhận thấy làn sóng không thể chống lại khi siêu anh hùng không còn sức hút như trước, các nhà xuất bản Mỹ bắt đầu bản địa hóa manga để kiếm tiền.

Hãng truyện Mỹ cũng phải đu trend

Thực tế, nếu nói đến bây giờ bản địa hóa manga mới xảy ra là không đúng. Marvel đã đưa Akira vào Mỹ từ những năm 1990. Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng đó chỉ là 1 dòng sản phẩm bổ sung cho họ, Marvel không xem đó là trụ cột kinh doanh hay 1 nguồn thu đáng kể. Còn bây giờ, khi manga và anime Nhật bùng nổ hơn xa thời kỳ đó, việc mang nhiều đầu truyện từ xứ sở mặt trời mọc về Mỹ cho thấy chúng cần thiết như thế nào.
Truyện tranh siêu anh hùng hết thời, nhà xuất bản Mỹ phải “bám vào” manga Nhật để kiếm tiền
Các kệ sách bán manga Nhật đang hiện diện rộng khắp nước Mỹ
Hàng loạt bộ truyện như Dragon Ball Z, Sailor Moon, Pokémon, Mobile Suit Gunma Wing, The Guyer,... có lượng người hâm mộ hùng hậu ở bên ngoài quê nhà. Khi xuất hiện ở Mỹ, chúng tạo nên cơn sốt mà đến comics truyền thống cũng không theo kịp. Ví dụ, Jujutsu Kaisen trở thành best seller của New York Times trong thời gian dài còn hơn cả comics phương Tây. Ngay cả những đầu truyện hot nhất của Marvel và DC bây giờ cũng không được săn đón như thế.
Độc giả nước Mỹ dường như đang “say” văn hóa Nhật hơn bao giờ hết. Skybound Entertainment (đứng sau Invincible Transformers) chuẩn bị sản xuất anime thông qua studio Skybound Japan. Alien Books đang tích cực giới thiệu manga hơn là “chăm sóc” cho Vũ trụ Truyện trang Valiant. Nguyên nhân cũng bởi lợi nhuận liên tục giảm nên Alien xác định manga có cơ hội thành công cao hơn là đầu tư vào Valiant.
Sắp tới, nhà xuất bản này sẽ cho ra lò hàng loạt đầu truyện mới như:
+ Tháng 3/2024: 2 vol Fake Rebellion của Yuuchang Sasaki.
+ Tháng 3/2024: 3 vol Endroll Back của Kantetsu và Haruna Nakazato.
+ Tháng 4/2024: 3 vol Momo: Legendary Warrior của Yuji Kobayashi, Z-ONE và Naoto Tsushima.
+ Tháng 4/2024: 3 vol Kerberos in the Silver Rain của Lira Aikawa, Berry Star và Nao Itsuki.
+ Tháng 7/2024: 3 vol Kinryo Rock của Bingo Morihashi và Manabu Akishige.

Manga giờ mới là vua doanh số

Truyện tranh siêu anh hùng hết thời, nhà xuất bản Mỹ phải “bám vào” manga Nhật để kiếm tiền
Truyện tranh phương Tây đi vào lối mòn siêu anh hùng, trong khi manga liên tục có những nhân vật mới gây sốt
Ngay cả những bộ truyện tranh bán chạy nhất vẫn thua doanh số của manga. Manga không dùng các chiêu trò quảng cáo để tăng số bán, giá thậm chí còn cao hơn cả các tập truyện hay bộ sách bìa mềm thường dùng để sưu tầm. Tuy nhiên, chúng vẫn bán chạy như tôm tươi.
Trong khi Marvel và DC quá quen thuộc với những gương mặt siêu anh hùng và ác nhân kinh điển, manga lại phong phú hơn rất nhiều. Độc giả có cả núi lựa chọn nhân vật như cướp biển, ninja, học sinh, võ sĩ, quái vật,... Mở ra vô số thế giới giả tưởng để đắm chìm.
Những bộ shounen như Dragon Ball, Naruto/Boruto, One Piece, Hunter x Hunter,... ngày càng phổ biến và dễ mua ở bất cứ hiệu sách nào. Việc theo dõi số tập cũng dễ hơn comics vì không chia theo từng đầu truyện của nhiều tác giả khác nhau.

Lợi ích khiến siêu anh hùng thất thế

Truyện tranh siêu anh hùng hết thời, nhà xuất bản Mỹ phải “bám vào” manga Nhật để kiếm tiền
Các bộ truyện nổi tiếng có lượng fan hùng hậu ở bên ngoài Nhật Bản
Các nhà xuất bản càng mang về nhiều bộ truyện manga mới, siêu anh hùng lại càng thất thế. Manga đang được ưa chuộng ở Mỹ tới mức, dường như bộ nào ra lò cũng có thể được chú ý và gặt hái thành công nhất định. Các cửa hàng sách lớn nhỏ cho tới cả siêu thị đều mở rộng kệ manga để đáp ứng nhu cầu. Chúng đang được đặt vào nơi từng để trưng bày bìa truyện Superman, Batman, Spider-Man.
Nếu Alien Books thành công với kế hoạch đẩy mạnh manga của họ, Marvel và DC cũng có thể xem xét mở rộng nguồn thu từ manga hơn. Gần đây, Warner Bros đã hợp tác với WIT Studios để sản xuất anime dựa trên nhân vật DC Comics, hay dòng sản phẩm sắp ra mắt có kích thước và giá bán ngang manga. Hai ông lớn có thể tạo thêm nhiều triệu USD doanh thu từ loại hình sản phẩm này, bổ sung cho nguồn thu chủ đạo từ comics.
Không thể chống lại thị trường. Nếu độc giả muốn đọc manga, bạn chỉ có thể đáp ứng nhu cầu. Siêu anh hùng đang đi vào lối mòn và bị manga Nhật "gặm nhấm" dần doanh thu.


>>> Manga Nhật "thổi bay" Marvel và DC ngay trên sân nhà nước Mỹ - chuyện gì đang xảy ra?
 
Top