Mọi người từ lâu đã biết chó, mèo hay chim đều có ngôn ngữ giao tiếp riêng của chúng, nhưng đã bao giờ bạn nghe đến việc rùa cũng có hệ thống ngôn ngữ chưa. Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng rùa cùng với hàng chục loài “câm” khác thực sự có tiếng nói riêng, kỳ lạ hơn là nó có nguồn gốc từ một tổ tiên duy nhất tồn tại cách đây 400 triệu năm.
Giọng nói là những âm thanh cụ thể mà động vật tạo ra bằng miệng thông qua cách lấy không khí từ phổi. Động vật sử dụng phương thức này để truyền đạt nhiều loại thông điệp đến đồng loại, thậm chí cả loài khác. Chúng có thể hát để thu hút bạn tình, kêu vang lên để cảnh báo đồng loại về những kẻ săn mồi, hoặc gầm gừ để xua đuổi kẻ thù.
Những âm thanh này được nghiên cứu khá kỹ ở nhiều nhóm động vật tạo ra tiếng rõ ràng, như động vật có vú, chim, ếch, nhưng các nhóm còn lại thường bị xem là câm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu do Đại học Zurich dẫn đầu đã chứng minh niềm tin bấy lâu của khoa học là sai.
Nhóm tiến hành thí nghiệm ghi âm và kiểm tra âm phát ra của 53 loài bị liệt kê là loài “câm”, bao gồm 50 loài rùa khác nhau, cũng như 3 nhóm động vật có xương sống khác như cá phổi, loài bò sát đặc hữu của New Zealand được gọi là tuataras, và một loài động vật lưỡng cư giống con lươn được gọi là caecilians.
Bộ máy thu âm được đặt trong chuồng của một loài bò sát đặc hữu từ New Zealand
Sau khi đối chiếu kết quả với hồ sơ dữ liệu bao gồm 1.800 loài khác nhau, bức tranh toàn cảnh của phổ âm thanh cho thấy những loài trước đây bị xem là câm thực chất có sử dụng giọng nói để giao tiếp.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu lập lại bản đồ giao tiếp bằng giọng nói trên cây gia phả của động vật có xương sống, và kết quả thực sự bất ngờ. Các nghiên cứu trước đây chỉ khám phá ra một phần của bức tranh phổ âm thanh nên họ đi đến kết luận là khả năng phát âm tiến hóa nhiều lần ở các loài khác nhau. Tuy nhiên, với bức tranh phổ đầy đủ hơn gần đây, nhóm nhận thấy khả năng này chỉ tiến hóa một lần duy nhất,và tất cả giọng nói đều truy ngược về một điểm xuất phát.
“Chúng tôi có thể tái tạo lại giao tiếp âm thanh chung của các loài động vật này, nó giống với âm thanh của tổ tiên chung cuối cùng của chúng tồn tại cách đây 407 triệu năm”, Marcelo Sánchez, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. “Kết quả chứng minh quá trình tiến hóa âm thanh chỉ đến từ một nguồn gốc tiến hóa chung và cổ xưa duy nhất”.
>>>Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Nguồn: Newatlas
Những âm thanh này được nghiên cứu khá kỹ ở nhiều nhóm động vật tạo ra tiếng rõ ràng, như động vật có vú, chim, ếch, nhưng các nhóm còn lại thường bị xem là câm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu do Đại học Zurich dẫn đầu đã chứng minh niềm tin bấy lâu của khoa học là sai.
Nhóm tiến hành thí nghiệm ghi âm và kiểm tra âm phát ra của 53 loài bị liệt kê là loài “câm”, bao gồm 50 loài rùa khác nhau, cũng như 3 nhóm động vật có xương sống khác như cá phổi, loài bò sát đặc hữu của New Zealand được gọi là tuataras, và một loài động vật lưỡng cư giống con lươn được gọi là caecilians.
Sau khi đối chiếu kết quả với hồ sơ dữ liệu bao gồm 1.800 loài khác nhau, bức tranh toàn cảnh của phổ âm thanh cho thấy những loài trước đây bị xem là câm thực chất có sử dụng giọng nói để giao tiếp.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu lập lại bản đồ giao tiếp bằng giọng nói trên cây gia phả của động vật có xương sống, và kết quả thực sự bất ngờ. Các nghiên cứu trước đây chỉ khám phá ra một phần của bức tranh phổ âm thanh nên họ đi đến kết luận là khả năng phát âm tiến hóa nhiều lần ở các loài khác nhau. Tuy nhiên, với bức tranh phổ đầy đủ hơn gần đây, nhóm nhận thấy khả năng này chỉ tiến hóa một lần duy nhất,và tất cả giọng nói đều truy ngược về một điểm xuất phát.
“Chúng tôi có thể tái tạo lại giao tiếp âm thanh chung của các loài động vật này, nó giống với âm thanh của tổ tiên chung cuối cùng của chúng tồn tại cách đây 407 triệu năm”, Marcelo Sánchez, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. “Kết quả chứng minh quá trình tiến hóa âm thanh chỉ đến từ một nguồn gốc tiến hóa chung và cổ xưa duy nhất”.
>>>Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Nguồn: Newatlas