Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?

nhhgiap

Pearl
Có bao giờ bạn thắc mắc nếu đáp tàu bay xuống một hành tinh nào đó không phải Trái Đất, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn, cái chết sẽ đến như thế nào, nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hay đau đớn tột cùng. Mỗi một hành tinh trong hệ Mặt Trời đều sở hữu những đặc điểm và cấu tạo riêng do đó cái chết ở mỗi nơi cũng khác nhau.
Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
“Con người cần oxy để thở. Bầu khí quyển của Trái Đất ngày nay chứa khoảng 20% oxy. Nếu không có oxy trong không khí chúng ta thở, con người sẽ chết vì ngạt trong khoảng 7 phút”, Jennifer Glass, phó giáo sư tại Trường Khoa học Trái đất và Khí quyển & Khoa học Sinh học tại Viện Công nghệ Georgia, cho biết.
Điểm chung của 7 hành tinh còn lại là đều không có oxy, thứ quan trọng nhất với sự sống. Khác biệt duy nhất giữa những hành tinh là liệu nhiệt độ hoặc áp suất ở đó có giết chúng ta nhanh hơn hay không.

Sao Thủy

Sở hữu vị trí “đắc địa”, nằm gần mặt trời, sao Thủy không phải một hành tinh hiếu khách. Ở phía mặt đối diện trực tiếp mặt trời, nhiệt độ của nó có thể đạt tới 426 độ C khi sao Thủy đón nhận toàn lực của mặt trời. Ngược lại, mặt chìm trong bóng tối có nhiệt độ giảm mạnh xuống -178 độ C. Hiện tượng này được lý giải là do môi trường chân không của nó loại bỏ hoàn toàn khả năng giữ nhiệt.
Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Dù rất đẹp nhưng sao Thủy không thể thuộc về loài người
Do đó, nếu một người đáp xuống mặt tối, thì cái chết của họ sẽ giống như cái chết ở ngoài không gian, nghĩa là chết do ngạt và lạnh trong vài phút. “Đối với mặt nóng, bạn sẽ bị thiêu chết trong vài giây, trong khi vẫn chịu cảm giác khốn cùng của nghẹt thở và toàn bộ nước bốc hơi khỏi cơ thể’, ông Glass cho biết.

Sao Kim

Sở hữu tỷ lệ giống với Trái Đất nhất trong số 7 hành tinh trong hệ mặt trời, nhưng đó cũng là điểm chung duy nhất giữa 2 sao. Bầu khí quyển dày quá mức của sao Kim không những gây ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bề mặt của hành tinh tăng lên khoảng 464 độ C, mà còn tạo ra áp lực bề mặt nặng cả hàng chục tấn. Ngoài ra để củng cố hơn danh hiệu hành tinh không thân thiện nhất, nó còn được bao phủ đầy đám mây axit sunfuric.
Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Bầu khí quyển quá dày là nguyên nhân chính biến sao Kim thành hành tinh chết
Nếu bạn đáp xuống sao Kim, “trong khi vật lộn để thở, bạn sẽ bị thiêu sống vì nhiệt độ và axit chỉ trong vài giây. Ít nhất thì nó vẫn là một cái chết nhanh chóng, nhưng không phải cái chết đẹp đẽ đâu”, Glass cho biết.

Sao Hỏa

Sao Hỏa có lẽ là hành tinh ngoài Trái Đất có điều kiện bề mặt tạm ổn nhất trong hệ mặt trời, với nhiệt độ mùa hè đạt mức dễ chịu 21 độ C, song nhiệt độ ở các cực lại giảm mạnh xuống khoảng -142 độ C.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đáp xuống địa điểm đường xích đạo lý tưởng, bạn cũng sẽ không thể sống quá lâu. Bầu khí quyển của sao Hỏa gần như là carbon dioxide tinh khiết. Và rõ ràng, con người cần oxy để sống chứ không phải CO2.

Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Tham vọng biến sao Hỏa thành ngôi nhà thứ hai vẫn còn quá khó khăn
"Nếu carbon dioxide tích tụ quá nhiều trong máu khi một người bị ngạt, họ sẽ trải qua cảm giác khó thở đầy đau đớn trước khi chết ngạt hoàn toàn”, Glass nói. "Còn nếu máu của họ được pha loãng bằng cách hít thở một loại khí không có carbon dioxide, như hydro, helium, nitơ, methane,… người đó sẽ bất tỉnh trong vài giây, vì không còn cảm thấy khó thở nên cái chết sẽ bớt đau đớn hơn, nhưng họ vẫn sẽ chết trong khoảng vài phút sau vì thiếu oxy”.
Nói tóm lại, cái chết trên sao Hỏa không đến nhanh như các hành tinh khác trong thái dương hệ, mà còn có khả năng đi kèm với thời tiết cực lạnh.

Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Những hành tinh khí này được nhóm chung lại vì quá trình chết ở đó cơ bản diễn ra khá giống nhau, nhưng cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí bạn đáp xuống vì chúng không có bề mặt.
Nếu không may đáp xuống trung tâm của một trong những khối khí trên, đồng nghĩa là cái chết đến nhanh đến nỗi bạn còn không biết mình chuẩn bị chết. Ví dụ, lõi của sao Thổ được cho là rơi vào khoảng 8.315 độ C, còn áp suất lõi của sao Mộc cao đến mức giống như có 160.000 chiếc ôtô xếp chồng lên cơ thể bạn.

Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Giữa những đám mây đều có đặc điểm riêng nhưng chung quy, kết cục luôn giống nhau. Nhiệt độ thường dao động từ -110 độ C trên sao Mộc đến -201 độ C trên sao Hải Vương.
“Vì không có nền đất để đặt chân xuống nên về cơ bản, bạn chỉ cần rơi xuyên qua những khối khí khổng lồ thì sẽ bị đè bẹp dí dưới áp suất cực đại của chúng. Song mọi thứ đều sẽ chết trước khi chạm đến phần lõi của hành tính đó”, Glass cho biết. “Bầu khí quyền của các hành tinh khí là tổng hòa của hydrogen, một chút helium, methane và nước, cùng mức CO2 rất ít. Lợi thế của việc ít CO2 là trong khi bạn bị đóng băng và bị nghiền nát đến chết thì bạn sẽ bất tỉnh nhẹ nhàng, không bị hoảng sợ vì ức chế hô hấp (tình trạng gia tăng CO2 trong máu) như trên sao Kim và sao Hỏa”.

Một số mặt trăng

Và để củng cố thêm cho giả thuyết Trái Đất là ngôi nhà duy nhất của mọi sinh vật sống, tất cả các mặt trăng trong hệ mặt trời đều “cấm” con người.
Chúng ta sẽ chết như thế nào nếu lạc trôi đến 7 hành tinh trong Hệ Mặt trời?
Từ trái qua phải lần lượt là mặt trăng Enceladus ( sao Thổ), Titan (sao Thổ), Europa (sao Mộc)
Betül Kaçar, giáo sư và nhà khoa học hàng đầu tại Trung tâm NASA về Sự sống sớm và Tiến hóa, cho biết ngoài việc không thể thở, phàm là sinh vật cần oxy đều trải qua cảm giác “tắm trong bức xạ như khi đi xuyên qua các đường sức từ của sao Mộc” trên mặt trăng Europa, hay bị “đóng băng đột ngột trong hồ metan và etan’ trên Titan, nếu không thì sẽ bị “thổi ra ngoài không gian trong một mạch nước phun băng giá” trên Enceladus.
Tóm lại, nếu muốn yên ổn sống thêm mấy chục năm nữa, đừng dại mà nhảy vào không gian với cơ thể không trang bị đồ bảo hộ.


>>>Phát hiện hóa thạch nửa tỉ năm tuổi gần như còn nguyên vẹn

Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top