Vì sao Netflix chìm trong khủng hoảng mất người đăng ký?

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Netflix đã mất người đăng ký lần đầu tiên vào quý 1 năm 2022 trong hơn một thập kỷ thống trị thị trường chiếu trực tiếp. Chuyên gia dự đoán hãng sẽ tiếp tục mất thêm 2 triệu người dùng vào tháng 6 sau khi bỏ dần hình thức chia sẻ mật khẩu. Theo CNBC, cổ phiếu của Netflix đã giảm mạnh 35%, làm mất đi 50 tỷ USD giá trị của thương hiệu này.
Vì sao Netflix chìm trong khủng hoảng mất người đăng ký?
Đâu là nguyên nhân đằng sau cú trượt của thương hiệu nổi đình đám? Một số cho rằng chi phí đăng ký tăng vọt, nội dung giảm sút, bong bóng đại dịch bùng phát khiến mọi người ở nhà và liên tục dán mắt vào màn hình trong hai năm, hay "virus khiến tâm trí tỉnh táo" là những lý do chính.
Nhìn theo góc độ của chuyên gia, ông Carmi Levy - nhà phân tích công nghệ - cho biết: “Ban lãnh đạo Netflix lẽ ra nên dự đoán được xu hướng này. Trong những ngày số lượng người dùng còn tăng trưởng hai con số, công ty đã bỏ qua vấn đề cơ cấu leo thang như tái sử dụng thông tin xác thực, sự không hài lòng với lịch phát hành, giới hạn cấp phép nội dung tại một số quốc gia.
Hãng tự cho phép mình ngủ quên trong chiến thắng, cảm giác an toàn tạm thời mà quên đi những thách thức tiềm ẩn mà công ty có thể phải đối mặt. Netflix thất bại trong việc giải quyết vấn đề một cách chủ động, giờ đây phải trầy trật tìm giải pháp hòng đối phó với sự thay đổi không thể tránh khỏi”.

Công thức Netflix có còn hữu dụng?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, ta hãy cùng tìm hiểu cách các nhà xuất bản sách kiếm lợi nhuận. Giữa một rừng sách mới lên kệ mỗi ngày, phần lớn sách: một là kiếm về thu nhập ổn định cho tác giả của nó, hai là kiếm ít hoặc không tạo ra tiền cho người viết, và chỉ một số ít có thể trở thành "Harry Potter tiếp theo" - đây chính là thứ nhà xuất bản quan tâm nhất, một con ngỗng đẻ trứng vàng. Vì vậy, khi một cuốn sách không có doanh số bùng nổ, dù nhận được nhận xét tích cực từ chuyên gia, nhà xuất bản vẫn loại bỏ tác giả mới sau ba cuốn sách và đầu tư vào con ngỗng tiếp theo.
Đây cũng chính là cách làm của Netflix. Hãng này ném Netflix Originals mới lên tường mỗi tuần, cầu nguyện tuyệt vọng rằng nó sẽ trở thành Squid Game hoặc Stranger Things tiếp theo. Nếu một nội dung không thu hút được người dùng, Netflix sẽ công khai hủy nó trong vòng một tuần. Điều này hoàn toàn trái ngược với các hãng khác, khi họ cố gắng chiếu tập thứ hai, cố gắng tăng độ nhận diện thông qua hiệu ứng truyền miệng. Cách làm của Netflix rõ ràng không tạo ra lượng fan gắn bó trung thành với những bộ phim mới.

Vì sao Netflix chìm trong khủng hoảng mất người đăng ký?
Nếu một show thành công, đáng lẽ sẽ có mùa hai hoặc mùa ba nhưng ngay cả sự nổi tiếng cũng không cứu được nó, bởi vì đó là thời điểm khi chi phí sản xuất và lương diễn viên tăng lên. Netflix thà tung ra một con ngỗng tiềm năng khác để thu hút người dùng hơn là hy vọng vào thành công vận may của những phần sau.
Levy nói: “Netflix không cho phép nội dung thành công tiếp tục phát triển để người dùng hiểu sâu hơn về một bộ phim, từ đó gia tăng độ trung thành của họ với tựa phim đó. Vì vậy hãng gặp vấn đề khi người dùng hiện tại cố gắng nhưng thất bại kết nối nội dung đáng tin cậy”.
Khi Netflix chuyển từ cho thuê DVD sang phát trực tuyến, mặc dù mọi người hào hứng với tựa phim mới, họ vẫn trung thành với những bộ phim lâu đời như The Office and Friends, họ không xem trên TV vì phải chờ đợi hàng tuần. Điều này đã giúp Netflix sở hữu con số 220 triệu người đăng ký.
Công thức đó của Netflix không còn thành công như trước. Mọi người có rất nhiều tùy chọn phát trực tuyến khác, phần lớn trong đó vừa triển khai nội dung của riêng họ vừa giữ cho mọi thứ mới mẻ bằng show hàng tuần.

Vì sao Netflix chìm trong khủng hoảng mất người đăng ký?

"Tất cả trong một"

Và khi khán giả nói về các chương trình Netflix hay nhất, câu hỏi đầu tiên là "Bạn đang xem tập nào?" hoặc "Bạn đã xem xong chưa?”. Lẽ đương nhiên vì Netflix luôn cập nhật tập phim mới cùng một lúc, không ai dám đi khắp nơi và bàn tán về chi tiết thú vị hay bí ẩn khó hiểu trong tập phim vì sợ vô tình spoil cho người chưa xem. Đó không phải cách hay để ghi nhớ phim cũng như xây dựng một cộng đồng fan.
“Cách phát hành ‘tất cả trong một’ có lợi thế tạo ra sự tương tác khổng lồ khi người xem đổ xô xem những thứ hay và mới nhất. Tuy nhiên, điểm hại của nó là khiến người đăng ký khó tạo lịch trình tương tác thường xuyên hơn, vốn là yếu tố then chốt gắn kết người dùng với nền tảng”, Levy cho biết. Những bộ phim cũ của Netflix có điều này nhưng lại không tạo ra phản ứng bùng nổ như những show "mì ăn liền" bây giờ.
“Netflix cần phải thử nghiệm đa dạng chiến lược phát hành để đảm bảo giữ chân người dùng hiện tại đồng thời vẫn thu hút người mới”, Levy chia sẻ.


>>> Netflix phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?
Nguồn: Android Central
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top