Đã có nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa diễn ra trên những diễn đàn công nghệ Hàn Quốc liên quan đến việc Samsung bóp hiệu năng trong các chiếc điện thoại của mình. Hàng chục người dùng phàn nàn rằng Dịch vụ Tối ưu hóa Game (GOS: Game Optimizing Service) đã hạn chế hiệu năng đối với nhiều ứng dụng và game được chọn trên smartphone của họ, và dường như một số chúng đã có từ vài thế hệ trước.
Dĩ nhiên, câu trả lời từ gã khổng lồ Hàn Quốc không quá khó đoán: tính năng này nhằm giữ cho CPU và GPU không bị quá nhiệt. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy những chiếc điện thoại giới hạn ứng dụng và game một cách giả tạo. Trước đó, hồi năm 2021, OnePlus đã bị bắt quả tang “tối ưu hóa” hiệu năng trên những chiếc điện thoại của mình. Và danh sách này còn nhiều ông lớn khác.
Cũng dễ hiểu tại sao nhiều người đam mê Android lại cảm thấy bị lừa dối. Về cơ bản, bạn đang trả tiền cho hiệu năng phần cứng cao cấp mà hầu như không thể đạt đến được.
Chẳng hạn, trong trường hợp benchmark 3DMark, các điểm số của Galaxy S22 Ultra được cho là giảm gần 50% khi kích hoạt GOS. Dù Samsung xứng đáng bị chỉ trích vì không tiết lộ hành vi này, nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao hãng lại chọn đi theo con đường này ngay từ thời điểm ban đầu.
Khi tạo ra một thiết bị di động như smartphone hay tablet, các yếu tố như tiêu thụ điệu năng, thời lượng pin và nhiệt độ dường như quan trọng hơn nhiều so với hiệu năng thô. Và về mặt đó, thử nghiệm mới của cho thấy GOS của Samsung thực sự có thể biện minh cho tên gọi của nó.
YouTuber Golden Reviewer mới đây đã thực hiện một video cho thấy một ứng dụng “chưa được tối ưu hóa” có thể hút hết bao nhiêu sức mạnh từ SoC Snapdragon 8 Gen 1 của Galaxy S22 Ultra. Với việc tắt GOS thông qua một giải pháp không chính thức, mức điện năng tiêu thụ thường xuyên tăng đột biết, vượt quá 10W trong một phút đầu tiên. Con số đó là rất nhiều đối với một thiết bị di động, vốn thường chỉ hướng đến mức điện năng tối đa 7W. Mức tiêu thụ điện năng giảm xuống sau vài phút sử dụng nặng bởi SoC đã bắt đầu bóp hiệu năng vì quá nhiệt.
Khi tắt GOS, mọi thứ dường như vẫn hoạt động bình thường, dù ở mức công suất rất cao sẽ tiêu hao nhiều pin hơn và khiến thiết bị nóng nhanh hơn. Dù một số người dùng có thể muốn tận dụng sức mạnh tối đa có thể, nhưng nó sẽ không dùy trì được lâu và quá trình bóp hiệu năng vì nhiệt sẽ bắt đầu diễn ra. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là thiết bị tiếp tục tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với lúc thiết bị đã kích hoạt GOS, ngay cả sau khi quá trình bóp hiệu năng vì nhiệt diễn ra. Hơn nữa, hãy xem biểu đồ tốc độ khung hình này từ cùng một lần chạy:
Trong biểu đồ thứ 2, chúng ta nhận thấy rằng ứng dụng chưa được tối ưu hóa cuối cùng cũng cũng giảm hiệu năng xuống mức với ứng dụng được tối ưu hóa. Nói cách khác, bạn sẽ thấy fps gần giống nhau sau vài phút chạy, cho dù GOS của Samsung có tồn tại hay không. Tuy nhiên, đồng thời, mức tiêu thụ điện năng vẫn tăng lên đáng kể trên thiết bị không được bóp hiệu năng. Chính xác hơn, bạn đang đang tiêu tốn nhiều năng lượng hơn chỉ để tăng hiệu năng trong thời gian ngắn.
Dù một thử nghiệm đơn lẻ không thể đưa ra một lời tổng kết cho bức tranh toàn cảnh, nhưng các biểu đồ trên cho thấy Galaxy S22 Ultra sử dụng nhiều năng lượng hơn đáng kể nhằm mang đến kết quả cuối cùng tương tự trong Genshin Impact, ít nhất là trong vài phút. Nếu điều này liên tục xảy ra, quyết định của Samsung trong việc giới hạn hiệu năng không chỉ chính đáng mà còn có phần thận trọng. Do mức tiêu thụ điện năng cao hơn, thiết bị không bóp hiệu năng sẽ tiêu thụ nhiều pin và nóng hơn, dẫn đến việc tuổi thọ của linh kiện kém đi và pin nhanh xuống cấp hơn.
Mặc dù giới hạn hiệu năng của Samsung nghe có vẻ khá hợp lý, nhưng chắc chắn sẽ chẳng mấy ai ủng hộ ủng hộ việc công ty nên tiếp tục âm thầm thực hiện điều chỉnh các ứng dụng mà không có sự đồng ý của người dùng, hoặc minh bạch thông tin về điều đó. Rốt cuộc, người dùng cần phải được sở hữu phần cứng mà họ đã bỏ tiền ra. Các nhà sản xuất smartphone nên cung cấp một lựa chọn để người dùng tùy chỉnh ưu tiên hiệu năng hoặc thời lượng pin. Phải nói rằng, đại đa số người dùng cũng không bao giờ nhận thấy hành vi bóp hiệu năng của Samsung hoặc OnePlus trong quá trình sử dụng hàng ngày. Trong khi đó, lợi ích về tuổi thọ và thời lượng pin trong thế giới thực do GOS (cũng như những ý tưởng tương tự khác) cung cấp không chỉ rõ ràng mà còn mọi tầng lớp người dùng đánh giá cao.
Có lẽ, sẽ có một lập luận cho rằng Samsung (và có thể là những nhà sản xuất thiết bị khác) đang trông cậy vào việc bóp hiệu năng ở mức ứng dụng, bởi luôn kỳ vọng hiệu năng tăng lên qua từng năm dù mục tiêu này không còn khả thi.
Trong thử nghiệm của Android Authority, Snapdragon 8 Gen 1 chỉ cung cấp hiệu năng đơn nhân tốt hơn một chút so với Snapdragon 888 ra mắt hồi năm ngoái. Trong khi đó, các điểm số Geekbench đa nhân lại cho thấy một sự cải thiện nhẹ về thế hệ. Điều thú vị là quá trình thử nghiệm của AnandTech đối với con chip mới nhất từ Qualcomm đã cho thấy, mức độ tiêu thụ điện tối đa cao hơn để có thể theo đuổi những cải thiện hiệu năng này. Các cải tiến về hiệu năng vẫn tồn tại, nhưng mức tiêu thụ điện tối đa của CPU cũng tăng dần theo. Dĩ nhiên, điều này cuối cùng cũng sẽ dẫn đến các vấn đề về nhiệt.
Tương tự, mối quan tâm lớn nhất của Android Authority khi thử nghiệm Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 là chúng không thể duy trì hiệu suất cao nhất trong quá trình benchmark. Rõ ràng, sự thật đó cũng được phản ảnh trong bài viết này. Dù cả 2 con chip đều không phải được xếp vào diện các SoC tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy trong nhiều năm, nhưng chúng không thể duy trì hiệu năng đột phá mà những người đam mê mong đợi. Một phần của điều này có thể đến từ việc tiến trình 4nm của Samsung không hoàn toàn tiết kiện năng lượng như kỳ vọng ban đầu.
Mọi con mắt hiện đang đổ dồn vào Dimensity 9000 hàng đầu của MediaTek – SoC đầu tiên được xây dựng dựa trên tiến trình 4nm của TSMC. Theo các thử nghiệm được thực hiện trên một mẫu kỹ thuật ban đầu, Dimensity 9000 mang đến hiệu năng CPU ngang bằng hoặc tốt hơn so với Snapdragon 8 Gen 1. Tuy nhiên, quan trọng hơn, nó tiêu thụ điện năng trung bình ít hơn khoảng 20%.
Trong một chiếc điện thoại mà mỗi Watt đều rất quan trọng, mức giảm như vậy sẽ trực tiếp được chuyển thành nhiệt độ thấp hơn và quá trình bóp hiệu năng sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Các con chip Qualcomm 4nm do TSMC sản xuất được cho là sẽ ra mắt cuối năm nay, nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem liệu mức tăng hiệu suất có đáng chú ý hay không khi chuyển sang một tiến trình khác.
Với sự tập trung của toàn ngành nhằm đạt được hiệu năng cao nhất, rõ ràng các nhà sản xuất đang bắt đầu cảm thấy sức nóng phả sau gáy, theo đúng nghĩa đen. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên loại bỏ kỳ vọng về những bước nhảy vọt hiệu năng hàng năm và khuyến khích họ chuyển sang nhịp cập nhật ít thường xuyên hơn, hoặc những cải tiến thận trọng hơn.
Cho đến khi điều đó xảy ra, có vẻ như chúng ta đang mắc kẹt ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng ta có thể trả tiền cho một thiết bị cao cấp với hiệu năng cao nhất không thể duy trì lâu, hoặc một thiết bị rẻ tiền hơn và ít tính năng hơn nhưng mang đến hiệu năng ổn định hơn. May mắn thay, nếu bạn thích những thiết bị cao cấp thì đây là một tin vui cho bạn: Samsung đã phát hành bản cập nhật phần mềm cho các mẫu Galaxy S22 nhằm cung cấp khả năng tùy chỉnh Dịch vụ tối ưu hóa Game (GOS), bao gồm cả tùy chọn tắt hoàn toàn.
Nguồn: Android Authority
Cũng dễ hiểu tại sao nhiều người đam mê Android lại cảm thấy bị lừa dối. Về cơ bản, bạn đang trả tiền cho hiệu năng phần cứng cao cấp mà hầu như không thể đạt đến được.
Chẳng hạn, trong trường hợp benchmark 3DMark, các điểm số của Galaxy S22 Ultra được cho là giảm gần 50% khi kích hoạt GOS. Dù Samsung xứng đáng bị chỉ trích vì không tiết lộ hành vi này, nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao hãng lại chọn đi theo con đường này ngay từ thời điểm ban đầu.
Bóp và không bóp hiệu năng: Liệu Samsung đã đúng?
Khi tắt GOS, mọi thứ dường như vẫn hoạt động bình thường, dù ở mức công suất rất cao sẽ tiêu hao nhiều pin hơn và khiến thiết bị nóng nhanh hơn. Dù một số người dùng có thể muốn tận dụng sức mạnh tối đa có thể, nhưng nó sẽ không dùy trì được lâu và quá trình bóp hiệu năng vì nhiệt sẽ bắt đầu diễn ra. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là thiết bị tiếp tục tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với lúc thiết bị đã kích hoạt GOS, ngay cả sau khi quá trình bóp hiệu năng vì nhiệt diễn ra. Hơn nữa, hãy xem biểu đồ tốc độ khung hình này từ cùng một lần chạy:
Dù một thử nghiệm đơn lẻ không thể đưa ra một lời tổng kết cho bức tranh toàn cảnh, nhưng các biểu đồ trên cho thấy Galaxy S22 Ultra sử dụng nhiều năng lượng hơn đáng kể nhằm mang đến kết quả cuối cùng tương tự trong Genshin Impact, ít nhất là trong vài phút. Nếu điều này liên tục xảy ra, quyết định của Samsung trong việc giới hạn hiệu năng không chỉ chính đáng mà còn có phần thận trọng. Do mức tiêu thụ điện năng cao hơn, thiết bị không bóp hiệu năng sẽ tiêu thụ nhiều pin và nóng hơn, dẫn đến việc tuổi thọ của linh kiện kém đi và pin nhanh xuống cấp hơn.
Các nhà sản xuất chip có thể liên tục cung cấp mức tăng hiệu năng hàng năm hay không?
Có lẽ, sẽ có một lập luận cho rằng Samsung (và có thể là những nhà sản xuất thiết bị khác) đang trông cậy vào việc bóp hiệu năng ở mức ứng dụng, bởi luôn kỳ vọng hiệu năng tăng lên qua từng năm dù mục tiêu này không còn khả thi.
Trong thử nghiệm của Android Authority, Snapdragon 8 Gen 1 chỉ cung cấp hiệu năng đơn nhân tốt hơn một chút so với Snapdragon 888 ra mắt hồi năm ngoái. Trong khi đó, các điểm số Geekbench đa nhân lại cho thấy một sự cải thiện nhẹ về thế hệ. Điều thú vị là quá trình thử nghiệm của AnandTech đối với con chip mới nhất từ Qualcomm đã cho thấy, mức độ tiêu thụ điện tối đa cao hơn để có thể theo đuổi những cải thiện hiệu năng này. Các cải tiến về hiệu năng vẫn tồn tại, nhưng mức tiêu thụ điện tối đa của CPU cũng tăng dần theo. Dĩ nhiên, điều này cuối cùng cũng sẽ dẫn đến các vấn đề về nhiệt.
Tương tự, mối quan tâm lớn nhất của Android Authority khi thử nghiệm Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 là chúng không thể duy trì hiệu suất cao nhất trong quá trình benchmark. Rõ ràng, sự thật đó cũng được phản ảnh trong bài viết này. Dù cả 2 con chip đều không phải được xếp vào diện các SoC tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy trong nhiều năm, nhưng chúng không thể duy trì hiệu năng đột phá mà những người đam mê mong đợi. Một phần của điều này có thể đến từ việc tiến trình 4nm của Samsung không hoàn toàn tiết kiện năng lượng như kỳ vọng ban đầu.
Trong một chiếc điện thoại mà mỗi Watt đều rất quan trọng, mức giảm như vậy sẽ trực tiếp được chuyển thành nhiệt độ thấp hơn và quá trình bóp hiệu năng sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Các con chip Qualcomm 4nm do TSMC sản xuất được cho là sẽ ra mắt cuối năm nay, nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem liệu mức tăng hiệu suất có đáng chú ý hay không khi chuyển sang một tiến trình khác.
Với sự tập trung của toàn ngành nhằm đạt được hiệu năng cao nhất, rõ ràng các nhà sản xuất đang bắt đầu cảm thấy sức nóng phả sau gáy, theo đúng nghĩa đen. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên loại bỏ kỳ vọng về những bước nhảy vọt hiệu năng hàng năm và khuyến khích họ chuyển sang nhịp cập nhật ít thường xuyên hơn, hoặc những cải tiến thận trọng hơn.
Cho đến khi điều đó xảy ra, có vẻ như chúng ta đang mắc kẹt ở tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng ta có thể trả tiền cho một thiết bị cao cấp với hiệu năng cao nhất không thể duy trì lâu, hoặc một thiết bị rẻ tiền hơn và ít tính năng hơn nhưng mang đến hiệu năng ổn định hơn. May mắn thay, nếu bạn thích những thiết bị cao cấp thì đây là một tin vui cho bạn: Samsung đã phát hành bản cập nhật phần mềm cho các mẫu Galaxy S22 nhằm cung cấp khả năng tùy chỉnh Dịch vụ tối ưu hóa Game (GOS), bao gồm cả tùy chọn tắt hoàn toàn.
Nguồn: Android Authority