VNR Content
Pearl
Thị trường smartphone hình cốc rượu của Bắc Mỹ cùng với những mô hình trợ giá từ các nhà mạng là lý do giải thích cho sự èo uột của phân khúc “flagship giá rẻ” tại đây. Các chuyên gia còn cho biết số lựa chọn dành cho người tiêu dùng là rất hạn chế, và tất cả được quyết định bởi hành vi mua sắm của chính họ.
Gần đây, trang Android Authority đã xuất bản một bài viết nhận định trong năm 2022, Google Pixel 6 có lẽ là “mẫu flagship giá rẻ thực sự duy nhất xứng đáng với số tiền của bạn”. Phóng viên Robert Triggs viết rằng một vài năm về trước, có khá nhiều lựa chọn như Asus Zenfone 6, OnePlus 7 Pro, và Xiaomi Mi 9T Pro. Anh nhấn mạnh những chiếc điện thoại này là lý do thúc đẩy Apple và Samsung tung ra những lựa chọn giá rẻ hơn nữa, như iPhone SE 400 USD và Galaxy S20 FE 699 USD, cả hai thiết bị mang lại “giá trị tuyệt vời với số tiền bỏ ra”
Tuy nhiên, Triggs nhận định iPhone SE giống như “một chiếc điện thoại tầm trung cổ điển hơn là một flagship giá rẻ, và iPhone SE 2022 cũng tương tự”
Anshel Sag, một nhà phân tích giàu kinh nghiệm tại Moor Insights & Strategy, không hoàn toàn đồng ý rằng Pixel 6, vốn được tán dương như một trong những điện thoại Android tốt nhất thị trường, là mẫu flagship giá rẻ duy nhất còn sót lại, đồng thời đề cử thêm một cái tên khác là Samsung Galaxy S21 FE.
“Nếu bạn hỏi người khác, thì giá rẻ là một khái niệm rất chủ quan và tương đối” - anh nói.
Flagship là gì và những yếu tố góp phần tạo nên một điện thoại flagship?
Sag nói rằng bản thân từ “flagship” đã là một khái niệm tương đối và không có bất kỳ tính năng cụ thể nào góp phần tạo nên một thiết bị flagship cả, “đặc biệt khi bạn thấy nhiều nhà sản xuất tung ra nhiều sản phẩm flagship, thì khái niệm đó càng mập mờ hơn, bởi flagship thực sự chỉ nên dùng để chỉ một sản phẩm đặc sắc nhất”
Jitesh Ubrani, quản lý nghiên cứu của bộ phận giám sát thiết bị toàn cầu tại IDC, đồng ý rằng theo quy chuyển công nghiệp, vẫn chưa rõ thứ gì định nghĩa nên một điện thoại flagship, và khái niệm đó “có phần lằng nhằng”
“Tôi khẳng định rằng hầu hết các phiên bản không Pro của các mẫu smartphone mới nhất vẫn được tính là flagship, và nhiều trong số chúng có xu hướng ngày càng rẻ hơn. iPhone 13, Xiaomi 12, và các điện thoại tương tự khác đều nằm trong phân khúc này. Vấn đề là không phải tất cả chúng đều được bán trên toàn cầu, và trong trường hợp của các điện thoại Android, số lương lựa chọn cho người tiêu dùng Mỹ là rất hạn chế” - Ubrani nói tiếp.
Điều thú vị là Ubrani cho rằng các công ty smartphone rõ ràng đã mở ra một phân khúc trên flagship, với các mẫu điện thoại Pro/Ultra, nhằm có lý do đẩy giá bán trung bình lên cao.
Ví dụ, bạn có thể thấy điều này với dòng Galaxy S của Samsung.
“Nó từng là một điện thoại flagship, nhưng sau đó Samsung giới thiệu biến thể Ultra, cao cấp hơn hẳn. Theo nhiều cách, có vẻ như dòng S đang bị hạ cấp khỏi danh hiệu flagship, nhưng thực tế là mẫu Ultra còn cao hơn flagship một cấp nữa, có thể gọi là flagship+ cũng được” - theo Ubrani.
Anh đánh giá Pixel 6 phù hợp với phân khúc flagship giá rẻ xét trên mọi mặt, từ vi xử lý, màn hình, và camera; trong khi những điện thoại khác với giá tương tự “thường phải đánh đổi quá nhiều”
Neil Shah, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu tại Counterpoint Research, nói rằng thông thường, một thiết bị flagship phải có chipset, bộ nhớ, AI mới nhất và mạnh nhất, công nghệ phần mềm mới nhất, cụm camera và hiệu năng tiên tiến, công nghệ màn hình đỉnh cao (tần số quét cao, OLED, độ phân giải cao...), pin khủng, sạc nhanh, CMF, thiết kế, và nhiều tính năng ấn tượng như chỉ số IP chẳng hạn.
Với danh sách khá dài đó, có thể thấy rất rõ ràng tại sao Triggs tin rằng Pixel 6 là một thiết bị flagship giá rẻ mà mọi người nên mua. Anh viết rằng dù Pixel 6 không có mọi thứ với giá bán 599 USD, “chiếc điện thoại này không có những mánh mung lòe loẹt, nó mang đến trải nghiệm flagship thực thụ”
“Sự chia đôi này tồn tại là bởi những khác biệt trong thu nhập của người dân Mỹ, và cách mà các nhà mạng tìm cách bán những thiết bị cao cấp hơn để nâng doanh thu trung bình trên mỗi người dùng đối với các đơn hàng trả sau, còn đối với các đơn hàng trả trước, thì họ muốn hướng nhóm người tiêu dùng chú trọng giá cả đến với các điện thoại lẫn các gói cước bình dân và tầm trung” - ông nói.
Shah cũng nhấn mạnh Apple và Samsung, hai hãng nắm giữ thị trường smartphone nói chung, đã góp phần khá lớn dẫn đến tình hình thị trường như hiện nay.
“Ví dụ, chi phí phải trả mỗi tháng cho một chiếc Samsung Galaxy Ultra S22 hay Apple iPhone 13 Pro Max chỉ tương đương 6 cốc cà phê Starbucks hoặc 2 đến 3 bữa ăn trưa” - Shah ước tính. Từ quan điểm của người tiêu dùng Mỹ, việc trả sau (trả góp) như thế này khiến chiếc điện thoại dường như rẻ hơn, xét việc đây là thứ họ sử dụng hàng ngày.
Ubrani thì nói rằng các công ty còn cung cấp những gói khuyến mãi tuyệt vời cùng với những gói cước hợp lý để khiến những chiếc điện thoại giá cao trở nên dễ chịu hơn. Ngoài ra, Ubrani cho biết người tiêu dùng Bắc Mỹ hiện có ngân sách mua sắm điện thoại rủng rỉnh hơn trước nữa.
“Miễn là các công ty viễn thông tiếp tục đóng một vai trò lớn trong ngành công nghiệp smartphone, thị trường sẽ không cần những chiếc điện thoại flagship giá rẻ nữa” - anh nói.
“Tôi nghĩ flagship giá rẻ là một tính năng của những thị trường mà người dùng phải mua điện thoại trả toàn bộ tiền, và các nhà mạng thì ít khi can thiệp vào việc mua bán thiết bị, hay nói ngắn gọn là những thị trường không có trợ giá. Khi mọi người biết rõ giá mà họ phải trả cho các thiết bị flagship, họ thường có xu hướng nghiêng về các thiết bị có khả năng tối đa hóa giá trị đối với người dùng và không nhất thiết phải được trang bị mọi tính năng chỉ bởi tính năng đó được cho là phải có” - anh nói.
Cụ thể hơn, Sag giải thích rằng người tiêu dùng có xu hướng chọn những thiết bị giá rẻ hoặc cao cấp tại thị trường Bắc Mỹ.
“Phân khúc ở giữa là những người tiêu dùng kỹ tính nhất, ban đầu tìm hiểu thị trường giá rẻ hoặc cao cấp, và rồi quyết định là mình muốn một thiết bị toàn diện hơn, cân bằng giữa giá cả, hiệu suất, và tính năng, với một số thỏa hiệp nhỏ” - anh nói, và cho biết đây chính là mục đích ban đầu của dòng sản phẩm OnePlus và Google Nexus.
Mặc cho thị trường Bắc Mỹ nhỏ hơn nhiều so với các thị trường khác xét về số lượng thiết bị có thể chọn mua, Sag nói rằng vẫn có nhiều thiết bị mang lại giá trị tốt cho người tiêu dùng. Điều này cũng không đồng nghĩa thị trường đang thu hẹp hay có quy mô nhỏ.
“Thôi nghĩ thị trường có đầy đủ những thiết bị đáp ứng nhu cầu về giá cả và tính năng, và cuộc cạnh tranh không dứt giữa các OEM sẽ tiếp tục mang đến những cải tiến và giá trị mới” - anh nói.
Tham khảo: AndroidCentral
Gần đây, trang Android Authority đã xuất bản một bài viết nhận định trong năm 2022, Google Pixel 6 có lẽ là “mẫu flagship giá rẻ thực sự duy nhất xứng đáng với số tiền của bạn”. Phóng viên Robert Triggs viết rằng một vài năm về trước, có khá nhiều lựa chọn như Asus Zenfone 6, OnePlus 7 Pro, và Xiaomi Mi 9T Pro. Anh nhấn mạnh những chiếc điện thoại này là lý do thúc đẩy Apple và Samsung tung ra những lựa chọn giá rẻ hơn nữa, như iPhone SE 400 USD và Galaxy S20 FE 699 USD, cả hai thiết bị mang lại “giá trị tuyệt vời với số tiền bỏ ra”
Tuy nhiên, Triggs nhận định iPhone SE giống như “một chiếc điện thoại tầm trung cổ điển hơn là một flagship giá rẻ, và iPhone SE 2022 cũng tương tự”
Anshel Sag, một nhà phân tích giàu kinh nghiệm tại Moor Insights & Strategy, không hoàn toàn đồng ý rằng Pixel 6, vốn được tán dương như một trong những điện thoại Android tốt nhất thị trường, là mẫu flagship giá rẻ duy nhất còn sót lại, đồng thời đề cử thêm một cái tên khác là Samsung Galaxy S21 FE.
“Nếu bạn hỏi người khác, thì giá rẻ là một khái niệm rất chủ quan và tương đối” - anh nói.
Sag nói rằng bản thân từ “flagship” đã là một khái niệm tương đối và không có bất kỳ tính năng cụ thể nào góp phần tạo nên một thiết bị flagship cả, “đặc biệt khi bạn thấy nhiều nhà sản xuất tung ra nhiều sản phẩm flagship, thì khái niệm đó càng mập mờ hơn, bởi flagship thực sự chỉ nên dùng để chỉ một sản phẩm đặc sắc nhất”
Jitesh Ubrani, quản lý nghiên cứu của bộ phận giám sát thiết bị toàn cầu tại IDC, đồng ý rằng theo quy chuyển công nghiệp, vẫn chưa rõ thứ gì định nghĩa nên một điện thoại flagship, và khái niệm đó “có phần lằng nhằng”
“Tôi khẳng định rằng hầu hết các phiên bản không Pro của các mẫu smartphone mới nhất vẫn được tính là flagship, và nhiều trong số chúng có xu hướng ngày càng rẻ hơn. iPhone 13, Xiaomi 12, và các điện thoại tương tự khác đều nằm trong phân khúc này. Vấn đề là không phải tất cả chúng đều được bán trên toàn cầu, và trong trường hợp của các điện thoại Android, số lương lựa chọn cho người tiêu dùng Mỹ là rất hạn chế” - Ubrani nói tiếp.
Điều thú vị là Ubrani cho rằng các công ty smartphone rõ ràng đã mở ra một phân khúc trên flagship, với các mẫu điện thoại Pro/Ultra, nhằm có lý do đẩy giá bán trung bình lên cao.
Ví dụ, bạn có thể thấy điều này với dòng Galaxy S của Samsung.
“Nó từng là một điện thoại flagship, nhưng sau đó Samsung giới thiệu biến thể Ultra, cao cấp hơn hẳn. Theo nhiều cách, có vẻ như dòng S đang bị hạ cấp khỏi danh hiệu flagship, nhưng thực tế là mẫu Ultra còn cao hơn flagship một cấp nữa, có thể gọi là flagship+ cũng được” - theo Ubrani.
Anh đánh giá Pixel 6 phù hợp với phân khúc flagship giá rẻ xét trên mọi mặt, từ vi xử lý, màn hình, và camera; trong khi những điện thoại khác với giá tương tự “thường phải đánh đổi quá nhiều”
Neil Shah, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu tại Counterpoint Research, nói rằng thông thường, một thiết bị flagship phải có chipset, bộ nhớ, AI mới nhất và mạnh nhất, công nghệ phần mềm mới nhất, cụm camera và hiệu năng tiên tiến, công nghệ màn hình đỉnh cao (tần số quét cao, OLED, độ phân giải cao...), pin khủng, sạc nhanh, CMF, thiết kế, và nhiều tính năng ấn tượng như chỉ số IP chẳng hạn.
Với danh sách khá dài đó, có thể thấy rất rõ ràng tại sao Triggs tin rằng Pixel 6 là một thiết bị flagship giá rẻ mà mọi người nên mua. Anh viết rằng dù Pixel 6 không có mọi thứ với giá bán 599 USD, “chiếc điện thoại này không có những mánh mung lòe loẹt, nó mang đến trải nghiệm flagship thực thụ”
Tại sao thị trường Bắc Mỹ không có phân khúc “flagship giá rẻ”?
Shah cho biết thị trường Bắc Mỹ giống như một cốc rượu, nơi mà những smartphone bán chạy nhất (chiếm phần trăm lớn nhất) có giá từ 600 USD trở lên, và một phần trăm rất nhỏ số smartphone còn lại có giá từ 200 - 600 USD.“Sự chia đôi này tồn tại là bởi những khác biệt trong thu nhập của người dân Mỹ, và cách mà các nhà mạng tìm cách bán những thiết bị cao cấp hơn để nâng doanh thu trung bình trên mỗi người dùng đối với các đơn hàng trả sau, còn đối với các đơn hàng trả trước, thì họ muốn hướng nhóm người tiêu dùng chú trọng giá cả đến với các điện thoại lẫn các gói cước bình dân và tầm trung” - ông nói.
Shah cũng nhấn mạnh Apple và Samsung, hai hãng nắm giữ thị trường smartphone nói chung, đã góp phần khá lớn dẫn đến tình hình thị trường như hiện nay.
Do quan điểm của người tiêu dùng
Tuy nhiên, lý do lớn nhất mà thị trường Bắc Mỹ không có phân khúc “flagship giá rẻ”, theo Shah, là bởi mô hình trợ giá của các nhà mạng.“Ví dụ, chi phí phải trả mỗi tháng cho một chiếc Samsung Galaxy Ultra S22 hay Apple iPhone 13 Pro Max chỉ tương đương 6 cốc cà phê Starbucks hoặc 2 đến 3 bữa ăn trưa” - Shah ước tính. Từ quan điểm của người tiêu dùng Mỹ, việc trả sau (trả góp) như thế này khiến chiếc điện thoại dường như rẻ hơn, xét việc đây là thứ họ sử dụng hàng ngày.
Ubrani thì nói rằng các công ty còn cung cấp những gói khuyến mãi tuyệt vời cùng với những gói cước hợp lý để khiến những chiếc điện thoại giá cao trở nên dễ chịu hơn. Ngoài ra, Ubrani cho biết người tiêu dùng Bắc Mỹ hiện có ngân sách mua sắm điện thoại rủng rỉnh hơn trước nữa.
“Miễn là các công ty viễn thông tiếp tục đóng một vai trò lớn trong ngành công nghiệp smartphone, thị trường sẽ không cần những chiếc điện thoại flagship giá rẻ nữa” - anh nói.
Khi bạn được hưởng chính sách trợ giá, nhu cầu đối với những chiếc điện thoại flagship giá rẻ gần như bị triệt tiêu
Sag cho biết bởi có quá nhiều chương trình trợ giá dành cho các thiết bị cao cấp, nhu cầu đối với phân khúc flagship giá rẻ không còn nữa.“Tôi nghĩ flagship giá rẻ là một tính năng của những thị trường mà người dùng phải mua điện thoại trả toàn bộ tiền, và các nhà mạng thì ít khi can thiệp vào việc mua bán thiết bị, hay nói ngắn gọn là những thị trường không có trợ giá. Khi mọi người biết rõ giá mà họ phải trả cho các thiết bị flagship, họ thường có xu hướng nghiêng về các thiết bị có khả năng tối đa hóa giá trị đối với người dùng và không nhất thiết phải được trang bị mọi tính năng chỉ bởi tính năng đó được cho là phải có” - anh nói.
Cụ thể hơn, Sag giải thích rằng người tiêu dùng có xu hướng chọn những thiết bị giá rẻ hoặc cao cấp tại thị trường Bắc Mỹ.
“Phân khúc ở giữa là những người tiêu dùng kỹ tính nhất, ban đầu tìm hiểu thị trường giá rẻ hoặc cao cấp, và rồi quyết định là mình muốn một thiết bị toàn diện hơn, cân bằng giữa giá cả, hiệu suất, và tính năng, với một số thỏa hiệp nhỏ” - anh nói, và cho biết đây chính là mục đích ban đầu của dòng sản phẩm OnePlus và Google Nexus.
Mặc cho thị trường Bắc Mỹ nhỏ hơn nhiều so với các thị trường khác xét về số lượng thiết bị có thể chọn mua, Sag nói rằng vẫn có nhiều thiết bị mang lại giá trị tốt cho người tiêu dùng. Điều này cũng không đồng nghĩa thị trường đang thu hẹp hay có quy mô nhỏ.
“Thôi nghĩ thị trường có đầy đủ những thiết bị đáp ứng nhu cầu về giá cả và tính năng, và cuộc cạnh tranh không dứt giữa các OEM sẽ tiếp tục mang đến những cải tiến và giá trị mới” - anh nói.
Tham khảo: AndroidCentral