Mới đây, công ty VinFast trực thuộc tập đoàn Vingroup đã đến Nhật Bản để ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với công ty pin Trung Quốc CATL.
Cụ thể, 2 công ty CATL từ Trung Quốc và VinFast của Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết vào hôm 30/10 tại Nhật Bản, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Tăng Dục Quần (Robin Zeng) hãng CATL và tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast.
Lễ kí kết này tập trung vào công nghệ khung gầm thông minh tích hợp CTC (Cell to Chassis). Hai công ty sẽ cùng phát triển công nghệ mới, pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển và hạ bớt chi phí. Trước khi có lễ kí kết, CATL vốn đã cung cấp dòng pin hiệu suất cao CTP cho 1 số xe điện VinFast.
Ông Phạm Nhật Vượng trong lễ kí kết VinFast và CATL (người thứ 3 từ trái sang)
Trước đây, xe điện VinFast chỉ tích hợp pin CTP của CATL vào bộ khung, bây giờ sẽ tìm cách đưa cả pin, động cơ điện và nhiều thành phần quan trọng khác tích hợp vào khung ván trượt CIIC. Đây được coi là xu hướng chung của ngành, hướng đến tiêu thụ năng lượng tiết kiệm cũng như tối ưu không gian bên trong.
Theo đại diện VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc VinFast toàn cầu, CATL là công ty số 1 thế giới về pin xe điện. Do vậy, việc có thể kí kết mở rộng quan hệ hợp tác giữa 2 công ty sẽ tạo điều kiện cho VinFast ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tạo ra đột phá cho sản phẩm tương lai như tăng quãng đường đi và cắt giảm giá thành.
Đối tác của VinFast là công ty Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường xe điện. Theo thị phần do hãng nghiên cứu thị trường SNE Research cho biết, CATL đứng đầu thị trường pin xe điện với 35% thị phần, trên LG (Hàn Quốc) với chỉ 15,6% thị phần. Vốn hóa công ty hiện đang ở mức trên 120 tỷ USD, nhiều hơn 2 hãng xe lâu đời GM và Ford cộng lại.
Trụ sở của CATL tại Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Theo thống kê từ Forbes, CATL là nơi sản sinh ra 9 tỷ phú đô la, tức có 9 người liên quan sở hữu trên 1 tỷ USD nhờ nắm cổ phần công ty này. Chủ tịch Tăng Dục Quần của CATL cũng đang là người giàu thứ 3 ở Trung Quốc, khối tài sản hơn 30 tỷ USD.
CATL đặt trụ sở tại Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến. Công ty có nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất rải khắp Trung Quốc, cũng như tại 1 số quốc gia như Đức và Hungary. Ở Nhật Bản, nơi VinFast và CATL tổ chức lễ kí kết (tại thành phố Osaka), CATL cũng có đặt 1 văn phòng đại diện phụ trách kinh doanh tại thành phố Yokohama. Văn phòng này được CATL giao hợp tác với các công ty địa phương như Nissan và Honda.
Vậy nên theo mình, việc công ty Việt Nam như VinFast đi sang Nhật Bản để kí kết với hãng Trung Quốc cũng có thể hiểu, bởi đây là quốc gia có văn phòng đại diện nước ngoài của CATL.
Ngoài ra, theo mình thì ở Trung Quốc hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp. Với việc chính sách "Zero Covid" tiếp tục được thi hành chặt chẽ, việc di chuyển để kí kết hợp tác làm ăn có thể không đảm bảo suôn sẻ như ở Nhật, một quốc gia vừa mở cửa trở lại và đang phục hồi kinh tế, du lịch. Chọn kí kết tại Nhật Bản có thể là phương án phù hợp hơn với tình hình của Trung Quốc hiện nay.
>>> Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa xuất ngoại ký hợp tác về xe điện.
Cụ thể, 2 công ty CATL từ Trung Quốc và VinFast của Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết vào hôm 30/10 tại Nhật Bản, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Tăng Dục Quần (Robin Zeng) hãng CATL và tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast.
Lễ kí kết này tập trung vào công nghệ khung gầm thông minh tích hợp CTC (Cell to Chassis). Hai công ty sẽ cùng phát triển công nghệ mới, pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm trọng lượng, tăng quãng đường di chuyển và hạ bớt chi phí. Trước khi có lễ kí kết, CATL vốn đã cung cấp dòng pin hiệu suất cao CTP cho 1 số xe điện VinFast.
Trước đây, xe điện VinFast chỉ tích hợp pin CTP của CATL vào bộ khung, bây giờ sẽ tìm cách đưa cả pin, động cơ điện và nhiều thành phần quan trọng khác tích hợp vào khung ván trượt CIIC. Đây được coi là xu hướng chung của ngành, hướng đến tiêu thụ năng lượng tiết kiệm cũng như tối ưu không gian bên trong.
Theo đại diện VinFast, bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc VinFast toàn cầu, CATL là công ty số 1 thế giới về pin xe điện. Do vậy, việc có thể kí kết mở rộng quan hệ hợp tác giữa 2 công ty sẽ tạo điều kiện cho VinFast ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tạo ra đột phá cho sản phẩm tương lai như tăng quãng đường đi và cắt giảm giá thành.
Đối tác của VinFast là công ty Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường xe điện. Theo thị phần do hãng nghiên cứu thị trường SNE Research cho biết, CATL đứng đầu thị trường pin xe điện với 35% thị phần, trên LG (Hàn Quốc) với chỉ 15,6% thị phần. Vốn hóa công ty hiện đang ở mức trên 120 tỷ USD, nhiều hơn 2 hãng xe lâu đời GM và Ford cộng lại.
Theo thống kê từ Forbes, CATL là nơi sản sinh ra 9 tỷ phú đô la, tức có 9 người liên quan sở hữu trên 1 tỷ USD nhờ nắm cổ phần công ty này. Chủ tịch Tăng Dục Quần của CATL cũng đang là người giàu thứ 3 ở Trung Quốc, khối tài sản hơn 30 tỷ USD.
CATL đặt trụ sở tại Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến. Công ty có nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất rải khắp Trung Quốc, cũng như tại 1 số quốc gia như Đức và Hungary. Ở Nhật Bản, nơi VinFast và CATL tổ chức lễ kí kết (tại thành phố Osaka), CATL cũng có đặt 1 văn phòng đại diện phụ trách kinh doanh tại thành phố Yokohama. Văn phòng này được CATL giao hợp tác với các công ty địa phương như Nissan và Honda.
Vậy nên theo mình, việc công ty Việt Nam như VinFast đi sang Nhật Bản để kí kết với hãng Trung Quốc cũng có thể hiểu, bởi đây là quốc gia có văn phòng đại diện nước ngoài của CATL.
Ngoài ra, theo mình thì ở Trung Quốc hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp. Với việc chính sách "Zero Covid" tiếp tục được thi hành chặt chẽ, việc di chuyển để kí kết hợp tác làm ăn có thể không đảm bảo suôn sẻ như ở Nhật, một quốc gia vừa mở cửa trở lại và đang phục hồi kinh tế, du lịch. Chọn kí kết tại Nhật Bản có thể là phương án phù hợp hơn với tình hình của Trung Quốc hiện nay.
>>> Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa xuất ngoại ký hợp tác về xe điện.