Vì sao Võ Tắc Thiên không truyền lại ngai vàng cho Thái Bình Công Chúa?

V
Hải Đường
Phản hồi: 0
Vào tháng 12 năm 2019, một ngôi mộ đã được phát hiện trong khuôn viên gần thủ phủ Tây An của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngôi mộ này được cho là của Tiết Thiệu - Chồng của Thái Bình Công Chúa quyền lực.
Phát hiện này gây chấn động, vì gần đây công chúng Trung Quốc đã dành nhiều sự mến mộ cho Công chúa Thái Bình - con gái của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên - người phụ nữ duy nhất từng trị vì Trung Quốc.

Con gái được sủng ái của Võ Tắc Thiên, 2 cuộc hôn nhân chu toàn

Công chúa Thái Bình được biết đến là một chính trị gia xuất chúng, tuy nhiên, bộ phim truyền hình “Dục vọng cung” lại mô tả Công chúa là một nhân vật khá "tiêu cực" bởi sự mù quáng trong tình yêu. Nhiều người cũng cho rằng nhờ bộ phim truyền hình này, việc khám phá ra ngôi mộ của Tiết Thiệu sẽ không thu hút được nhiều sự quan tâm như vậy.
Trong hơn một thiên niên kỷ, Thái Bình Công Chúa luôn được miêu tả là một người phụ nữ tàn nhẫn, đầy tham vọng, luôn tìm cách giành lấy quyền lực thông qua các âm mưu chính trị. Một dữ liệu trong lịch sử viết rằng "Công chúa Thái Bình nắm bắt nhạy bén về chiến lược chính trị, nên rất được Tắc Thiên coi trọng, cô nhận được tình yêu thương mà những đứa con khác của Võ Tắc Thiên không có.

Vì sao Võ Tắc Thiên không truyền lại ngai vàng cho Thái Bình Công Chúa?
Thái Bình Công Chúa được mẹ sủng ái
Tuy nhiên, từ những mô tả trong lịch sử, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Nếu Công Chúa Thái Bình được mẹ mình sủng ái như vậy, thì tại sao cô không bao giờ được cân nhắc để kế vị ngai vàng của Võ Tắc Thiên? Câu trả lời được cho là nằm ở ngôi mộ mới được phát hiện của người chồng đầu tiên của cô và hoàn cảnh xung quanh việc chôn cất Tiết Thiệu.
Tang lễ của Tiết Thiệu diễn ra vào ngày 9/2/706 sau Công nguyên, khoảng 17 năm sau khi ông qua đời. Hai con trai của ông và Thái Bình Công Chúa đều có mặt, dẫn đầu một đoàn xe ngựa lớn đến nghĩa trang của tổ tiên ở huyện Hàm Dương, phía bắc thủ đô nhà Đường, để dự lễ quốc tang.
Thái Bình Công Chúa không có mặt tại buổi lễ, vì vào thời điểm đó, cô ấy đã tái hôn. Tuy nhiên thông tin trên tấm bia tưởng niệm của Thiệu và các nguồn lịch sử khác được phát hiện gần đây cho thấy, họ đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc bất chấp tình hình hỗn loạn lúc đó.
Trong 8 năm chung sống, Thái Bình Công Chúa sinh được hai con trai và hai con gái, tất cả đều sống đến tuổi trưởng thành. Nhưng thời thế lúc đó vô cùng hỗn loạn. Võ Tắc Thiên đã tiến hành một cuộc thanh trừng bạo lực những kẻ thù chính trị của cô tại triều đình, bao gồm nhiều thành viên của hoàng tộc. Một năm sau khi Thái Bình sinh con gái út, vào năm 688, Tiết Thiệu bị bắt vì nghi ngờ lên kế hoạch nổi loạn. Theo các tài liệu lịch sử, ông chết đói trong tù vào năm sau.

Vì sao Võ Tắc Thiên không truyền lại ngai vàng cho Thái Bình Công Chúa?
Thái Bình và người chồng đầu tiên
Sự kiện bi thảm này đã thay đổi số phận của Công chúa Thái Bình. Mẹ cô nhanh chóng gả cô cho một người họ hàng mang họ Ngô. Cuộc hôn nhân này kéo dài 20 năm và có vẻ như khá bình lặng. Tuy nhiên, trong thời gian chung sống với người chồng thứ 2, Thái Bình được cho là đã qua lại với một số nam nhân khác, nguyên nhân gây ra những vụ bê bối tình ái lớn trong triều đình.
Chồng thứ hai của Thái Bình không quá bận tâm đến những hành vi của vợ, vẫn kiên định ủng hộ Công chúa trong mọi tranh chấp chính trị cho đến khi chính ông qua đời vì tuổi già. Đổi lại, Thái Bình Công chúa rất giỏi trong việc tề giá, cô đã nuôi dạy những đứa con riêng của chồng chu đáo như con ruột và làm cho gia đình ấm êm.

Hành động bất ngờ của Thái Bình Công Chúa, cũng là lý do vì sao Võ Tắc Thiên không truyền ngôi cho con gái

Vào đầu mùa xuân năm 705, các đại thần trung thành với các nạn nhân của cuộc thanh trừng của nhà Ngô đã phát động Cuộc đảo chính Thần Long, bỏ tù hoàng hậu và buộc bà phải nhường ngôi. Lúc này, Thái Bình Công chúa đã phục hồi danh thế cho người chồng đầu tiên, bằng việc xây dựng một lăng mộ xa hoa. Sau khi hoàn thành, cô giao cho con trai đầu tiên nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt của chống để chôn cất lại.
Vì sao Võ Tắc Thiên không truyền lại ngai vàng cho Thái Bình Công Chúa?
Ngôi mộ vừa được khai quật của Tiết Thiệu, người chồng đầu tiên của Thái Bình Công Chúa
Việc cải táng hài cốt của chồng vừa là biểu hiện tình yêu của cô đối với anh vừa là một tuyên bố chính trị. Rõ ràng, Thái Bình Công Chúa là người rất thâm tình chứ không tàn nhẫn như mẹ cô - Hoàng hậu Võ Tắc Thiên. Đó có thể là lý do giải thích, tại sao Võ Tắc Thiên không bao giờ tìm cách truyền ngôi cho con gái mình.
Sau cái chết của Võ Tắc Thiên vào cuối năm 705, Công chúa tham gia sâu vào các cuộc chiến giữa những người thừa kế để giành quyền lên ngôi. Thái Bình Công Chúa đã có những quyền hành nhất định trước khi qua đời trong một cuộc đảo chính.
Cho đến nay, mặc dù xung quanh số phận của Thái Bình Công Chúa có nhiều tranh cãi, nhưng rất nhiều người Trung Quốc hiện nay, đặc biệt là tầng lớp phụ nữ rất đồng cảm với những gì mà Công chúa đã từng làm, nhất là giữa các chuẩn mực xã hội có thứ bậc, lợi ích cá nhân và nhu cầu của gia đình.

>>>Thợ ướp xác Ai Cập dùng thủ thuật nào để lấy não ra khỏi cơ thể? Tiết lộ trình độ y học thời Ai Cập cổ đại
Nguồn sixthtone
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top