VNR Content
Pearl
Nói nhiều về vũ khí chẳng hay ho gì, nhất là vũ khí càng nguy hiểm càng có tính sát thương hàng loạt cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải theo dõi sự phát triển của nó, để biết được trình độ công nghệ vũ khí phát triển đến mức nào, cũng là để có thêm kiến thức để tìm cách bảo vệ mình.
Như hiện nay, trong khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn, nhiều người không thể không đặt câu hỏi vũ khí nguy hiểm nhất của Nga là gì? Nó có được triển khai trên chiến trường chưa, hay vẫn còn đang được “ém” quân chờ đến thời điểm thích hợp hơn?
Nga có rất nhiều vũ khí nguy hiểm như tên lửa siêu thanh Dagger (hay còn gọi là Kinzhal), máy bay chiến đấu Su-57, tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha… Nhưng tất cả đều lu mờ trước tên lửa xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.
Tên lửa RS-28 Sarmat chính là loại vũ khí tấn công chiến lược mà Tổng thống Putin từng tuyên bố chưa có nước nào sở hữu ngoài Nga.
Sarmat có tầm bắn gần 18.000 km và mang theo từ 10 -15 đầu đạn đa đầu hướng tiếp cận độc lập (MIRV), có sức công phá 50 megaton, kèm theo nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Sarmat cũng có thể lắp đầu đạn siêu vượt âm Avangard hoặc nhiều loại phương tiện lướt siêu vượt âm trong tương lai.
Tầng đẩy của tên lửa hoạt động trong thời gian tương đối ngắn, hạn chế đáng kể khả năng bị phát hiện bởi các vệ tinh trang bị cảm biến hồng ngoại, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình bám bắt và đánh chặn.
Với tầm bắn tới 18.000 km, quả đạn có thể được phóng vòng qua Nam Cực, né tránh mạng lưới cảnh giới hướng về phía Bắc Cực của Mỹ. Một số chuyên gia nhận định Sarmat sở hữu tính năng tương tự Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS) được Liên Xô phát triển thời Chiến tranh Lạnh.
Trong đó đầu đạn bay nhiều vòng quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp rồi trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn. Để so sánh, Sarmat có khả năng hủy diệt lớn hơn 35 lần so với Minuteman III của Mỹ. Minuteman III được đưa vào sử dụng từ năm 1970, có phạm vi hoạt động hơn 9.600 km và độ chính xác trong phạm vi khoảng 0,24 km.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào đang hoạt động hay đang phát triển có thể đánh chặn RS-28 Sarmat. Nguyên nhân do RS-28 Sarmat bay đến mục tiêu với vận tốc siêu thanh, thường xuyên đổi hướng và thay đổi độ cao nên rất khó đánh chặn.
Tổng thống Vladimir Putin hôm 20/4/2022 thông báo Nga đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.
Tên lửa Sarmat được NATO đặt tên mã là Sa tăng 2, vì tên lửa này thay thế cho R-36M Voevoda được NATO gọi là Sa tăng 1. Tất nhiên, tên lửa này với mục tiêu của nó là tầm xa và mang tính răn đe, chưa từng được sử dụng thực tế và hy vọng trong tương lai, Nga không phải dùng đến nó vì nó mang đầu đạn hạt nhân. Do đó nó không được sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Như hiện nay, trong khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn, nhiều người không thể không đặt câu hỏi vũ khí nguy hiểm nhất của Nga là gì? Nó có được triển khai trên chiến trường chưa, hay vẫn còn đang được “ém” quân chờ đến thời điểm thích hợp hơn?
Nga có rất nhiều vũ khí nguy hiểm như tên lửa siêu thanh Dagger (hay còn gọi là Kinzhal), máy bay chiến đấu Su-57, tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha… Nhưng tất cả đều lu mờ trước tên lửa xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.
Sarmat có tầm bắn gần 18.000 km và mang theo từ 10 -15 đầu đạn đa đầu hướng tiếp cận độc lập (MIRV), có sức công phá 50 megaton, kèm theo nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Sarmat cũng có thể lắp đầu đạn siêu vượt âm Avangard hoặc nhiều loại phương tiện lướt siêu vượt âm trong tương lai.
Tầng đẩy của tên lửa hoạt động trong thời gian tương đối ngắn, hạn chế đáng kể khả năng bị phát hiện bởi các vệ tinh trang bị cảm biến hồng ngoại, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình bám bắt và đánh chặn.
Với tầm bắn tới 18.000 km, quả đạn có thể được phóng vòng qua Nam Cực, né tránh mạng lưới cảnh giới hướng về phía Bắc Cực của Mỹ. Một số chuyên gia nhận định Sarmat sở hữu tính năng tương tự Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS) được Liên Xô phát triển thời Chiến tranh Lạnh.
Trong đó đầu đạn bay nhiều vòng quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp rồi trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn. Để so sánh, Sarmat có khả năng hủy diệt lớn hơn 35 lần so với Minuteman III của Mỹ. Minuteman III được đưa vào sử dụng từ năm 1970, có phạm vi hoạt động hơn 9.600 km và độ chính xác trong phạm vi khoảng 0,24 km.
Tổng thống Vladimir Putin hôm 20/4/2022 thông báo Nga đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.
Tên lửa Sarmat được NATO đặt tên mã là Sa tăng 2, vì tên lửa này thay thế cho R-36M Voevoda được NATO gọi là Sa tăng 1. Tất nhiên, tên lửa này với mục tiêu của nó là tầm xa và mang tính răn đe, chưa từng được sử dụng thực tế và hy vọng trong tương lai, Nga không phải dùng đến nó vì nó mang đầu đạn hạt nhân. Do đó nó không được sử dụng trên chiến trường Ukraine.