thumbnail - Vùng đất cấm: Vì sao Kaliningrad của Nga bị bao quanh bởi NATO?
Kim Đạo
Hà Nội

Vùng đất cấm: Vì sao Kaliningrad của Nga bị bao quanh bởi NATO?

Kaliningrad không có liên quan gì đến đất liền Nga. Khoảng cách từ Nga đến đây chừng 300km. Bị kẹp giữa Lithuania (Lítva) và Ba Lan - cả hai đều là thành viên Liên minh châu Âu và NATO - Kaliningrad nằm trên bờ biển phía nam của Biển Baltic. Kaliningrad nhận được nguồn cung cấp từ Nga thông qua các tuyến đường qua Lithuania và Belarus.

Kaliningrad có tổng diện tích 15.100 km2, dân số khoảng 1 triệu người, là một thành phố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của Nga cả về kinh tế lẫn quân sự.

Vậy tại sao Kaliningrad là một tỉnh của Nga?

Vùng đất cấm: Vì sao Kaliningrad của Nga bị bao quanh bởi NATO? 

Trước đây được gọi là Königsberg, Kaliningrad là một phần của Đức (Phổ) cho đến khi Hồng quân Liên Xô giành quyền kiểm soát Königsberg từ tay Đức Quốc xã vào năm 1945. Königsberg được nhượng lại cho Liên Xô sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Thành phố và cảng biển này hiện là một khu vực ngoại biên của Liên bang Nga, tách biệt với phần còn lại của Nga trên đất liền.

Nga đổi tên thành phố Kaliningrad vào năm 1946. Thành phố được những người từ Nga và Belarus đến định cư, bị đóng cửa cho người nước ngoài cho đến năm 1991.

Xét về vị trí địa lý, Kaliningrad có quan hệ kinh tế tương đối chặt chẽ với các quốc gia châu Âu trong những năm sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng các mối quan hệ đã phai nhạt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Putin, đặc biệt là sau năm 2014 khi E.U. trừng phạt và lên án việc Nga sáp nhập Crimea.

Tại sao Kaliningrad lại quan trọng đối với Nga?

Kaliningrad có tầm quan trọng về mặt chiến lược và quân sự đối với Nga. Từ lâu, nó đã được gọi là "hàng không mẫu hạm không thể chìm" của Điện Kremlin trên Biển Baltic, nơi có thể bố trí vũ khí trong khoảng cách dễ dàng tấn công Tây Âu.

Hạm đội Biển Baltic của Nga có trụ sở chính tại Kaliningrad và theo Lithuania, Điện Kremlin đã đặt vũ khí hạt nhân ở đây. Vào đầu năm nay, Moscow tuyên bố đã thực hiện các vụ phóng mô phỏng hệ thống tên lửa Iskander có khả năng mang hạt nhân ở đó. Khu vực này được trang bị vũ khí tối tân với hệ thống tên lửa tác chiến - chiến thuật có độ chính xác cao Iskander-M và các chiến đấu cơ mang tên lửa hành trình.

Sau Chiến tranh Lạnh, Kaliningrad được hình dung như một “Hồng Kông vùng Baltic”. Nó hoạt động như một đặc khu kinh tế với mức thuế thấp và hầu như không có thuế nhập khẩu để kích thích đầu tư, mặc dù nền kinh tế đã chững lại, đặc biệt là sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây lần đầu tiên được áp dụng.

Tình hình ở Kaliningrad có ý nghĩa gì đối với NATO?

Ba nước Baltic từng thuộc khối Đông Âu do Moscow dẫn đầu nhưng sau đó đã lao vào NATO khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các nước này đang lo ngại rằng cuộc chiến Nga – Ukraine có thể mở rộng và nước Nga đang đà này có thể cố gắng chiếm một dải đất quan trọng chiến lược dọc theo biên giới Ba Lan - Lithuania. Hành lang Suwalki Gap dài khoảng 65km thuộc Ba Lan kéo dài sát với Lithuania nối Kaliningrad với quốc gia anh em của Nga là Belarus. Nếu Nga kiểm soát được hành lang Suwalki Gap thì có thể các quốc gia Baltic không có hành lang trên bộ với phần còn lại của NATO.

Vùng đất cấm: Vì sao Kaliningrad của Nga bị bao quanh bởi NATO? 

Căng thẳng dọc theo hành lang Suwalki, được đặt theo tên một ngôi làng ở Ba Lan gần đó, bùng phát vào năm 2016 khi các bộ trưởng quốc phòng NATO quyết định gửi 4.000 quân đến Ba Lan và các nước Baltic, với nhiều người ở hai bên hành lang này. Cùng ngày, Nga khởi động cuộc tập trận kéo dài một tuần.

Lithuania “phong tỏa” Kaliningrad

Vùng đất cấm: Vì sao Kaliningrad của Nga bị bao quanh bởi NATO? 

Đầu tuần này, Lithuania tuyên bố chặn đường cung cấp hàng hóa bị Brussels trừng phạt tới Kaliningrad trên đường bộ. Cả Lithuania và EU đều khẳng định rằng các lệnh hạn chế này chưa tới mức một cuộc phong tỏa. Dự kiến các nỗ lực ngăn chặn của EU có thể tác động tới khoảng 50% dòng chảy hàng hóa giữa Kaliningrad và phần còn lại của nước Nga.

Các nhà chức trách Nga khẳng định sẽ không bỏ qua hành động nói trên của Lithuania. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng nếu quá trình vận chuyển không được khôi phục hoàn toàn trong tương lai gần, Moskva sẽ buộc phải đưa ra "phản ứng cứng rắn nhất".

Việc Lithuania phong tỏa Kaliningrad có thể sẽ dẫn đến đụng độ quân sự Nga - NATO là điều gây ra lo ngại cho cộng đồng thế giới trong những ngày qua. Liệu có khả năng nhân đà này, NATO sẽ lấy lại Lithuania cho Đức hay Ba Lan?

Tuy nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ của những người giàu trí tưởng tượng vì chắc chắn cả Nga và NATO không muốn để xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3, vì nó sẽ rất tàn khốc, liên quan đến chiến tranh hạt nhân. Hơn nữa, theo tôi khả năng Kaliningrad có vũ khí hạt nhân là rất cao, nên các nước NATO không thể tiến hành chớp nhoáng đánh chiếm Kaliningrad.

Có lẽ, đây chỉ là những “đòn” EU và Nga giáng lên nhau mà thôi. Trong khi các đòn trừng phạt khắc nghiệt nhất của EU chưa làm Nga suy sụp như mong đợi, thì chính EU cũng đang điêu đứng vì thiếu nguồn cung năng lượng, giá cả tăng vùn vụt. Nên EU cũng phải tìm tất cả mọi cách để gây khó khăn cho Nga. Nhắm vào Kaliningrad là một trong số đó.

>> Gốc rễ căng thẳng Nga-Ukraine

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác