VNR Content
Pearl
Mới đây, các nhà khảo cố học đã tìm thấy hài cốt của một người phụ nữ, phần da mặt của cô bị kéo căng một cách đau đớn và man rợ trước lúc chết.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bộ xương và các xác ướp cổ đại còn sót lại từ sa mạc Atacama (thuộc Chile ngày nay), những hiện vật này đã phần nào hé lộ các bằng chứng về sự gia tăng bạo lực trong quá trình phát triển nông nghiệp ở khu vực này.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích hài cốt của 194 người sống trong khoảng thời gian từ năm 1000 trước Công nguyên đến năm 600 sau Công nguyên ở vùng sa mạc Atacama. Kết quả phân tích cho thấy nạn bạo lực trở nên phổ biến hơn từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi sang làm nông nghiệp, ngoài ra, những bằng chứng cũng cho thấy bạo lực nhắm vào cả nam và nữ ngay cả khi hoạt động nông nghiệp đã diễn ra hàng trăm năm sau đó.
Một trong những ví dụ minh chứng cho nạn bạo lực này chính là một phụ nữ, người này dường như đã bị tra tấn rất đã man, da trên mặt cô ấy bị kéo căng đến mức miệng của cô ấy cũng bị lệch sang hai phía một cách bất thường so với vị trí tự nhiên của nó. Các nhà nghiên cứu viết cho biết đây là một "hành động cố ý, nó xảy ra trước lúc chết, khi da dẻ của người đó vẫn còn tươi và gây cho họ những cảm giác đau đớn tột cùng".
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực được các nhà nghiên cứu đưa ra đó chính là những "căng thẳng xã hội, xung đột và bạo lực" trong quá trình canh tác. Ngoài ra, không thể không kể đến việc định cư lâu dài, sự gia tăng dân số và những quyền lợi liên quan đến lãnh thổ, các vấn đề sức khỏe và bất bình đẳng xã hội… những điều này trực tiếp dẫn đến những thay đổi trong cách mà cộng đồng tương tác với nhau. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến bạo lực. Mặt khác, khi các mâu thuẫn trong việc tranh giành các nguồn tài nguyên quý hiếm bị đẩy lên mức cao nhất đã khiến cho rất nhiều người đổ máu thậm chí gục ngã trước những chiến lợi phẩm của mình.
Để tìm hiểu thêm về bạo lực trong thời đại này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hài cốt của những người cổ đại được phát hiện trước đây trong sáu nghĩa trang ở Thung lũng Azapa của Atacama. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm. "Mặc dù thung lũng này nhỏ, nhưng nó là một trong những thung lũng giàu có và màu mỡ nhất ở miền bắc Chile".
Tiếp đến, phần lớn (51%) những chấn thường mà những người này gặp phải chính là chấn thương ở vùng đầu, còn lại 34% là các vết thương trên cơ thể và 15% là những chấn thương ở cả đầu và khắp toàn thân. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nam giới bị nhiều chấn thương ở đầu hơn phụ nữ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chấn thương đều ngay lập tức khiến người đó tử vong. Trong 20 trường hợp (chiếm 50%), các chấn thương có khả năng phục hồi, điều này diễn ra nhiều ở những người trẻ hơn và người lớn từ 20 đến 45 tuổi. Bên cạnh đó, có khá nhiều nạn nhân bị bạo lực nhiều lần trong một khoảng thời gian, trong đó có một người phụ nữ có cả những vết thương đã lành và chưa lành trên cơ thể. Trong số đó, tỉ lệ nam giới bị các chấn thương chưa lành (75%) cao hơn nhiều so với phụ nữ (25%), dẫn đến khả năng tử vong của nam giới cũng nhiều hơn so với nữ giới.
Các nhà nghiên cứu cho biết những chấn thương ở nam giới có lẽ đến từ các cuộc ẩu đả hoặc đánh nhau dữ dội và có sự góp mặt của vũ khí như máy ném giáo, dây treo, gậy và dao… Ngược lại, những người phụ nữ bị thương chủ yếu là do bạo lực gia đình...
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều loại chấn thương như qua những bộ hài cốt như: một người đàn ông bị một viên đá găm vào phổi trái. Một số hài cốt khác cho thấy cơ thể họ đã bị cắt xén một số bộ phận…, họ bao gồm cả một phụ nữ trưởng thành với phần da mặt bị kéo căng ra hay người đàn ông bị gãy xương chân và các ngón chân trên bàn chân trái đã biến mất… Những bằng chứng này này cho thấy các ngón chân đã cố ý bị cắt đứt (trong khi các ngón chân phải còn khá nguyên vẹn).
Mai Trần – Theo Live Science
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bộ xương và các xác ướp cổ đại còn sót lại từ sa mạc Atacama (thuộc Chile ngày nay), những hiện vật này đã phần nào hé lộ các bằng chứng về sự gia tăng bạo lực trong quá trình phát triển nông nghiệp ở khu vực này.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích hài cốt của 194 người sống trong khoảng thời gian từ năm 1000 trước Công nguyên đến năm 600 sau Công nguyên ở vùng sa mạc Atacama. Kết quả phân tích cho thấy nạn bạo lực trở nên phổ biến hơn từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi sang làm nông nghiệp, ngoài ra, những bằng chứng cũng cho thấy bạo lực nhắm vào cả nam và nữ ngay cả khi hoạt động nông nghiệp đã diễn ra hàng trăm năm sau đó.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực được các nhà nghiên cứu đưa ra đó chính là những "căng thẳng xã hội, xung đột và bạo lực" trong quá trình canh tác. Ngoài ra, không thể không kể đến việc định cư lâu dài, sự gia tăng dân số và những quyền lợi liên quan đến lãnh thổ, các vấn đề sức khỏe và bất bình đẳng xã hội… những điều này trực tiếp dẫn đến những thay đổi trong cách mà cộng đồng tương tác với nhau. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn và dẫn đến bạo lực. Mặt khác, khi các mâu thuẫn trong việc tranh giành các nguồn tài nguyên quý hiếm bị đẩy lên mức cao nhất đã khiến cho rất nhiều người đổ máu thậm chí gục ngã trước những chiến lợi phẩm của mình.
Để tìm hiểu thêm về bạo lực trong thời đại này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hài cốt của những người cổ đại được phát hiện trước đây trong sáu nghĩa trang ở Thung lũng Azapa của Atacama. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm. "Mặc dù thung lũng này nhỏ, nhưng nó là một trong những thung lũng giàu có và màu mỡ nhất ở miền bắc Chile".
Những chấn thương rùng rợn
Trong số 194 bộ hài cốt người lớn được các nhà nghiên cứu đưa ra phân tích đã cho thấy có 21% (chiếm 40 người) trong tổng số nạn nhân bị chấn thương do bạo lực. Trong số những nạn nhân là nam giới chiếm đến 26% (27 trong số 105 người) bị chấn thương, cao hơn so với 15% (chiếm 13 trong số 89 người) ở nữ giới. Điều này cho thấy nam giới và phụ nữ đều có có nguy cơ bị chấn thương, tuy nhiêu, tỉ lệ ở nam giới cao gần gấp đôi so với nữ giới.Tiếp đến, phần lớn (51%) những chấn thường mà những người này gặp phải chính là chấn thương ở vùng đầu, còn lại 34% là các vết thương trên cơ thể và 15% là những chấn thương ở cả đầu và khắp toàn thân. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nam giới bị nhiều chấn thương ở đầu hơn phụ nữ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chấn thương đều ngay lập tức khiến người đó tử vong. Trong 20 trường hợp (chiếm 50%), các chấn thương có khả năng phục hồi, điều này diễn ra nhiều ở những người trẻ hơn và người lớn từ 20 đến 45 tuổi. Bên cạnh đó, có khá nhiều nạn nhân bị bạo lực nhiều lần trong một khoảng thời gian, trong đó có một người phụ nữ có cả những vết thương đã lành và chưa lành trên cơ thể. Trong số đó, tỉ lệ nam giới bị các chấn thương chưa lành (75%) cao hơn nhiều so với phụ nữ (25%), dẫn đến khả năng tử vong của nam giới cũng nhiều hơn so với nữ giới.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều loại chấn thương như qua những bộ hài cốt như: một người đàn ông bị một viên đá găm vào phổi trái. Một số hài cốt khác cho thấy cơ thể họ đã bị cắt xén một số bộ phận…, họ bao gồm cả một phụ nữ trưởng thành với phần da mặt bị kéo căng ra hay người đàn ông bị gãy xương chân và các ngón chân trên bàn chân trái đã biến mất… Những bằng chứng này này cho thấy các ngón chân đã cố ý bị cắt đứt (trong khi các ngón chân phải còn khá nguyên vẹn).
Phần 2: Ai đã gây ra bạo lực?
(còn tiếp)Mai Trần – Theo Live Science