From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Thủy hử hay Thủy hử truyện, nghĩa đen là "bến nước", tác giả Thi Nại Am, là một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Hoa. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Điều khiến Thủy hử hấp dẫn là ở chỗ Thi Nại Am đã mô tả, khắc họa tính cách tài năng, sở trường sở đoản của các nhân vật đa dạng. Cách tụ về Lương Sơn của mỗi người một vẻ, hoàn cảnh hay xuất thân cũng khác nhau vô cùng dù họ đều được coi là biểu tượng cho ước vọng của quần chúng nhân dân thấp cổ bé họng.
Có những anh hùng thuộc tầng lớp nhân dân nghèo khổ, cùng đường phải làm cướp trước khi về “bến nước”. Có những người làm quan triều đình bị hãm hại hoặc vô tình mang tội mà đến Lương Sơn. Cũng chẳng thiếu trường hợp, vì nghĩa mà ra tay giúp người trở thành tội phạm triều đình, để rồi về với Trung Nghĩa Đường.
Và trong nhóm 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, có cả những nhân vật thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, cuối cùng trở lại rời bỏ vinh hoa phú quý để trở thành đại đầu lĩnh ở Lương Sơn. Đặc biệt nhất chính là bộ đôi: Tiểu toàn phong Sài Tiến, Song tiên Hô Diên Chước.
Hậu Chu Thế Tông (921 – 959), là Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Chu, trị vì từ tháng 1 năm 954 tới tháng 6 năm 959. Thế Tông được các sử gia đánh giá là vị minh quân đệ nhất của thời Ngũ Đại Thập Quốc. Trong hơn 5 năm ở ngô, Hậu Chu Thế Tông thi hành hàng loạt chính sách xuất sắc, từ cải cách ruộng đất, phát triển nông nghiệp, chiêu hiền nạp sĩ, chỉnh đốn triều đình, thực hiện các biên pháp xử phạt nghiêm khắc với quan lại tham ô, phạm pháp.
Thế Tông cũng đích thân chỉ huy cách chiến dịch quân sự đại thắng thời Hậu Chu như đánh dẹp quân Bắc Hán ở đại chiến Cao Bình, hai lần thảo phạt Nam Đường, mở rộng bờ cõi Hậu Chu hay Bắc Phạt Khiết Đan.
Tháng 6 năm 959, Chu Thế Tông đổ bệnh băng hà, thọ 38 tuổi. con nhỏ mới 7 tuổi là Sài Tông Huấn lên nối ngôi. Đó là Hậu Chu Cung Đế. Vua mới còn nhỏ tuổi nên bị Triệu Khuông Dẫn soán ngôi, đã dẫn tới sự diệt vong của nhà Hậu Chu và sự ra đời của nhà Tống
Sau này, Tống Thái Tổ (chính là Triệu Khuông Dẫn) đã tặng cho gia tộc họ Sài “Đan Thư Thiết Khoán” – tương tự kim bài miễn tử, dù phạm tội gì cũng không bị xử tội chết, ngay cả đương kim Thiên Tử cũng không thể đụng đến. Trong những chương hồi liên quan đến nhân vật Sài Tiến, Thi Nại Am cũng vài lần nhắc tới “Đan Thư Thiết Khoán”.
Sài Tiến rất hào phóng trong việc sử dụng tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo và các bằng hữu hảo hán. Các đầu lĩnh Lương Sơn đều coi Sài Tiến là huynh đệ tốt. Trước khi gia nhập Lương Sơn, những vị anh hùng như Lâm Xung, Võ Tòng, Tống Giang từng tìm đến sơn trang của Sài Tiến làm nơi trú ẩn. Vì sơn trang của Sài Tiến được bảo vệ bởi “Đan Thư Thiết Khoán” nên quan binh dù biết muốn vào bắt người cũng không được.
Sài Tiến, sau này lên Lương Sơn đảm nhiệm công việc chính là giữ kho lương của doanh trại. Ông tham gia vào các cuộc chiến chống quân Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh sau khi được chiêu an về triều. Ở cuộc chiến chống quân Phương Lạp, Sài Tiến (cùng Yến Thanh) làm gián điệp, lấy được lòng tin Phương Lạp, thậm chí còn được Lạp gả cháu gái.
Nhờ nội ứng của Sài Tiến mà quân Lương Sơn đáo công đại thành ở trận chiến cuối cùng vào hang ổ của Phương Lạp. Sài Tiến là một trong 27 người sống sót và trở về triều nhận chức. Tuy nhiên vì lo sợ bọn gian thần sẽ đổ tội vì mối quan hệ với cháu gái Phương Lạp nên Sài Tiến đã cáo bệnh từ quan, sống cuộc đời nhàn hạ ở quê nhà cho đến lúc chết.
Hô Diên Tán (mất năm 1000), người Thái Nguyên, Tịnh Châu, là tướng lĩnh nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Họ Hô Diên có gốc gác Hung Nô, từ sau đời Lưỡng Tấn dần được Hán hóa. Hô Diên Tán sinh ra trong 1 gia đình quân sự, cha là Truy Châu mã bộ Đô chỉ huy sứ Hô Diên Tông nhà Hậu Chu. Tán buổi đầu gia nhập quân đội làm lính Kiêu kỵ, rồi được Tống Thái Tổ đề bạt làm Kiêu hùng quân sứ.
Năm 964, Tán theo bọn đại tướng Tây Xuyên hành doanh tiền quân đô bộ thự Vương Toàn Bân từ Phượng Châu tiến xuống phía nam chinh thảo Hậu Thục, đánh hạ cửa ngõ biên giới phía bắc của Tứ Xuyên là Kiếm Môn. Ông làm tướng tiên phong, xung phong phá trận, chịu nhiều vết thương. Sau khi ban sư nhờ quân công được thăng làm Phó chỉ huy sứ.
Năm 979, Tán theo Thái Tông ngự giá đánh thành Thái Nguyên, đô thành của Bắc Hán. Thành bị vây lâu ngày nhưng vẫn ngoan cường chống cự, ông hăng hái xông pha, 4 lần ngã khỏi tường lại 4 lần trèo lên, có tác dụng to lớn cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Tống. Thái Tông đích thân thưởng cho Tán rất nhiều vàng, lụa. Cuối cùng, Bắc Hán phải dâng thành đầu hàng.
Năm 999, Tán theo Tống Chân Tông tuần hành đến Đại Danh, đảm nhiệm Hành cung nội ngoại đô tuần kiểm. Chân Tông muốn bổ nhiệm thêm các tướng lĩnh, mọi người tranh nhau kể công, chỉ có ông là tự nhận mình lương bổng dư dật, mà chưa làm gì để báo ơn nước, xin cáo quan lui về. Năm sau (1000), triều đình mệnh cho Tán nắm đội nghi vệ ở Viên Lăng của Lý thái hậu. Không được bao lâu thì ông mất.
Trong Thủy hử truyện, Hô Diên Chước được Cao Cầu tiến cử làm đại tướng chinh phạt Lương Sơn, ông đã cùng 2 phó tướng Hàn Thao, Bành Kỷ bày trận Thiết Giáp Liên Hoàn Mã khiến các Đầu lĩnh Lương Sơn một phen khốn đốn. Trong một ngày, ông liên tiếp đấu với 5 viên Đầu lĩnh là Tần Minh, Lâm Xung, Hoa Vinh, Hổ Tam Nương và Tôn Lập, bất khả chiến bại.
Sau đó, Lương Sơn chiêu mộ được “Kim sang thủ” Từ Ninh gia nhập. Quân sĩ được Từ Ninh hướng dẫn và luyện thành thạo cách đánh câu liêm thương đã phá tan trận Thiết Giáp Liên Hoàn Mã. Hai phó tướng cũng bị bắt, Hô Diên Chước đành chạy sang Thanh Châu nương nhờ Tri phủ Mộ Dung Ngạn Đạt.
Tri phủ Thanh Châu là Mộ Dung Ngạn Đạt nghe danh Hô Diên Chước từ lâu nên chấp nhận cho nương nhờ, chờ lập công chuộc tội. Thực chất là lợi dụng Chước để dẹp đám sơn tặc ở Nhị Long Sơn, Đào Hoa Sơn và Bạch Hổ Sơn, rồi chiếm công để thăng quan tiến chức.
Các thủ lĩnh sơn tặc ở Đào Hoa Sơn và Bạch Hổ Sơn không phải là đối thủ của Hô Diên Chước, ông đã đánh bại và bắt được Khổng Minh và Lý Trung. Chu Thông phải trốn về núi Nhị Long cầu cứu Lỗ Trí Thâm, còn Khổng Lượng thì chạy đi cầu cứu Lương Sơn. Tống Giang liền xuất binh tới cứu Nhị Long Sơn.
Ngô Dụng bày mưu phá trận Trường Xà, rồi dẫn dụ Hô Diên Chước vào bẫy để bắt sống. Khi bị bắt, ông vẫn giữ khí tiết của mình không chịu đầu hàng, Tống Giang thân hành cởi trói, đối đãi cung kính khiến ông cảm động mới chịu lên Lương Sơn.
Sau khi gia nhập Lương Sơn, Chước tham gia rất nhiều trận đánh, lập vô số chiến công. Sau khi được chiêu an, Hô Diên Chước cùng quân Lương Sơn đẩy lui giặc Liêu, bình định hai cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh. Hô Diên Chước góp công lớn trong chiến tích tiêu diệt quân Phương Lạp ở Giang Nam, khi trở về được vua phong chức Binh mã chỉ huy sứ Ngự doanh.
Trong Thuyết Nhạc toàn truyện, khi quân Kim cầm đầu bởi Ngột Truật xâm lược nhà Tống, truy kích vua Tống Cao Tông, Hô Diên Chước lúc ấy đã trăm tuổi, ở ẩn tại huyện Hải Điểm (Bình Giang) đã quyết định cùng gia nhân đi cứu giá. Chước liều mình chiến đấu với Ngột Truật để bảo vệ vua nhưng do tuổi cao sức yếu nên tử trận.
>>> VÕ TÒNG TRONG “THỦY HỬ” CÓ THẬT NGOÀI ĐỜI KHÔNG?
Nguồn gốc xuất thân đa dạng của 108 vị anh hùng Lương Sơn
Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: "quan bức thì dân phản", điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.Điều khiến Thủy hử hấp dẫn là ở chỗ Thi Nại Am đã mô tả, khắc họa tính cách tài năng, sở trường sở đoản của các nhân vật đa dạng. Cách tụ về Lương Sơn của mỗi người một vẻ, hoàn cảnh hay xuất thân cũng khác nhau vô cùng dù họ đều được coi là biểu tượng cho ước vọng của quần chúng nhân dân thấp cổ bé họng.
Có những anh hùng thuộc tầng lớp nhân dân nghèo khổ, cùng đường phải làm cướp trước khi về “bến nước”. Có những người làm quan triều đình bị hãm hại hoặc vô tình mang tội mà đến Lương Sơn. Cũng chẳng thiếu trường hợp, vì nghĩa mà ra tay giúp người trở thành tội phạm triều đình, để rồi về với Trung Nghĩa Đường.
Và trong nhóm 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, có cả những nhân vật thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, cuối cùng trở lại rời bỏ vinh hoa phú quý để trở thành đại đầu lĩnh ở Lương Sơn. Đặc biệt nhất chính là bộ đôi: Tiểu toàn phong Sài Tiến, Song tiên Hô Diên Chước.
Sài Tiến: Đệ nhất phú gia Thương Châu, hậu duệ Hoàng đế Hậu Chu
Trong Thủy Hử, Sài Tiến đứng vị trí thứ 10 trong 36 Thiên Cương tinh, biệt danh là Tiểu Toàn Phong (cơn lốc nhỏ). Sài Tiến xuất thân từ giới quý tộc, là người huyện Hoành Hải, Quận Thương Châu, là hậu duệ của Hoàng đế Hậu Chu – Chu Thế Tông Sài Vinh.Hậu Chu Thế Tông (921 – 959), là Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Chu, trị vì từ tháng 1 năm 954 tới tháng 6 năm 959. Thế Tông được các sử gia đánh giá là vị minh quân đệ nhất của thời Ngũ Đại Thập Quốc. Trong hơn 5 năm ở ngô, Hậu Chu Thế Tông thi hành hàng loạt chính sách xuất sắc, từ cải cách ruộng đất, phát triển nông nghiệp, chiêu hiền nạp sĩ, chỉnh đốn triều đình, thực hiện các biên pháp xử phạt nghiêm khắc với quan lại tham ô, phạm pháp.
Tháng 6 năm 959, Chu Thế Tông đổ bệnh băng hà, thọ 38 tuổi. con nhỏ mới 7 tuổi là Sài Tông Huấn lên nối ngôi. Đó là Hậu Chu Cung Đế. Vua mới còn nhỏ tuổi nên bị Triệu Khuông Dẫn soán ngôi, đã dẫn tới sự diệt vong của nhà Hậu Chu và sự ra đời của nhà Tống
Sau này, Tống Thái Tổ (chính là Triệu Khuông Dẫn) đã tặng cho gia tộc họ Sài “Đan Thư Thiết Khoán” – tương tự kim bài miễn tử, dù phạm tội gì cũng không bị xử tội chết, ngay cả đương kim Thiên Tử cũng không thể đụng đến. Trong những chương hồi liên quan đến nhân vật Sài Tiến, Thi Nại Am cũng vài lần nhắc tới “Đan Thư Thiết Khoán”.
Sài Tiến rất hào phóng trong việc sử dụng tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo và các bằng hữu hảo hán. Các đầu lĩnh Lương Sơn đều coi Sài Tiến là huynh đệ tốt. Trước khi gia nhập Lương Sơn, những vị anh hùng như Lâm Xung, Võ Tòng, Tống Giang từng tìm đến sơn trang của Sài Tiến làm nơi trú ẩn. Vì sơn trang của Sài Tiến được bảo vệ bởi “Đan Thư Thiết Khoán” nên quan binh dù biết muốn vào bắt người cũng không được.
Sài Tiến, sau này lên Lương Sơn đảm nhiệm công việc chính là giữ kho lương của doanh trại. Ông tham gia vào các cuộc chiến chống quân Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh sau khi được chiêu an về triều. Ở cuộc chiến chống quân Phương Lạp, Sài Tiến (cùng Yến Thanh) làm gián điệp, lấy được lòng tin Phương Lạp, thậm chí còn được Lạp gả cháu gái.
Nhờ nội ứng của Sài Tiến mà quân Lương Sơn đáo công đại thành ở trận chiến cuối cùng vào hang ổ của Phương Lạp. Sài Tiến là một trong 27 người sống sót và trở về triều nhận chức. Tuy nhiên vì lo sợ bọn gian thần sẽ đổ tội vì mối quan hệ với cháu gái Phương Lạp nên Sài Tiến đã cáo bệnh từ quan, sống cuộc đời nhàn hạ ở quê nhà cho đến lúc chết.
Hô Diên Chước: Dòng dõi danh tướng Hô Diên Tán
Hô Diên Chước, là một trong 36 Thiên Cang Tinh, sao Thiên Uy, biệt hiệu là Song Tiên do ông chuyên dùng vũ khí là hai ngọn roi thép. Ông được coi là hậu duệ xuất chúng bậc nhất của danh tướng Hô Diên Tán.Hô Diên Tán (mất năm 1000), người Thái Nguyên, Tịnh Châu, là tướng lĩnh nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Họ Hô Diên có gốc gác Hung Nô, từ sau đời Lưỡng Tấn dần được Hán hóa. Hô Diên Tán sinh ra trong 1 gia đình quân sự, cha là Truy Châu mã bộ Đô chỉ huy sứ Hô Diên Tông nhà Hậu Chu. Tán buổi đầu gia nhập quân đội làm lính Kiêu kỵ, rồi được Tống Thái Tổ đề bạt làm Kiêu hùng quân sứ.
Năm 979, Tán theo Thái Tông ngự giá đánh thành Thái Nguyên, đô thành của Bắc Hán. Thành bị vây lâu ngày nhưng vẫn ngoan cường chống cự, ông hăng hái xông pha, 4 lần ngã khỏi tường lại 4 lần trèo lên, có tác dụng to lớn cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Tống. Thái Tông đích thân thưởng cho Tán rất nhiều vàng, lụa. Cuối cùng, Bắc Hán phải dâng thành đầu hàng.
Năm 999, Tán theo Tống Chân Tông tuần hành đến Đại Danh, đảm nhiệm Hành cung nội ngoại đô tuần kiểm. Chân Tông muốn bổ nhiệm thêm các tướng lĩnh, mọi người tranh nhau kể công, chỉ có ông là tự nhận mình lương bổng dư dật, mà chưa làm gì để báo ơn nước, xin cáo quan lui về. Năm sau (1000), triều đình mệnh cho Tán nắm đội nghi vệ ở Viên Lăng của Lý thái hậu. Không được bao lâu thì ông mất.
Trong Thủy hử truyện, Hô Diên Chước được Cao Cầu tiến cử làm đại tướng chinh phạt Lương Sơn, ông đã cùng 2 phó tướng Hàn Thao, Bành Kỷ bày trận Thiết Giáp Liên Hoàn Mã khiến các Đầu lĩnh Lương Sơn một phen khốn đốn. Trong một ngày, ông liên tiếp đấu với 5 viên Đầu lĩnh là Tần Minh, Lâm Xung, Hoa Vinh, Hổ Tam Nương và Tôn Lập, bất khả chiến bại.
Sau đó, Lương Sơn chiêu mộ được “Kim sang thủ” Từ Ninh gia nhập. Quân sĩ được Từ Ninh hướng dẫn và luyện thành thạo cách đánh câu liêm thương đã phá tan trận Thiết Giáp Liên Hoàn Mã. Hai phó tướng cũng bị bắt, Hô Diên Chước đành chạy sang Thanh Châu nương nhờ Tri phủ Mộ Dung Ngạn Đạt.
Tri phủ Thanh Châu là Mộ Dung Ngạn Đạt nghe danh Hô Diên Chước từ lâu nên chấp nhận cho nương nhờ, chờ lập công chuộc tội. Thực chất là lợi dụng Chước để dẹp đám sơn tặc ở Nhị Long Sơn, Đào Hoa Sơn và Bạch Hổ Sơn, rồi chiếm công để thăng quan tiến chức.
Các thủ lĩnh sơn tặc ở Đào Hoa Sơn và Bạch Hổ Sơn không phải là đối thủ của Hô Diên Chước, ông đã đánh bại và bắt được Khổng Minh và Lý Trung. Chu Thông phải trốn về núi Nhị Long cầu cứu Lỗ Trí Thâm, còn Khổng Lượng thì chạy đi cầu cứu Lương Sơn. Tống Giang liền xuất binh tới cứu Nhị Long Sơn.
Ngô Dụng bày mưu phá trận Trường Xà, rồi dẫn dụ Hô Diên Chước vào bẫy để bắt sống. Khi bị bắt, ông vẫn giữ khí tiết của mình không chịu đầu hàng, Tống Giang thân hành cởi trói, đối đãi cung kính khiến ông cảm động mới chịu lên Lương Sơn.
Sau khi gia nhập Lương Sơn, Chước tham gia rất nhiều trận đánh, lập vô số chiến công. Sau khi được chiêu an, Hô Diên Chước cùng quân Lương Sơn đẩy lui giặc Liêu, bình định hai cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh. Hô Diên Chước góp công lớn trong chiến tích tiêu diệt quân Phương Lạp ở Giang Nam, khi trở về được vua phong chức Binh mã chỉ huy sứ Ngự doanh.
Trong Thuyết Nhạc toàn truyện, khi quân Kim cầm đầu bởi Ngột Truật xâm lược nhà Tống, truy kích vua Tống Cao Tông, Hô Diên Chước lúc ấy đã trăm tuổi, ở ẩn tại huyện Hải Điểm (Bình Giang) đã quyết định cùng gia nhân đi cứu giá. Chước liều mình chiến đấu với Ngột Truật để bảo vệ vua nhưng do tuổi cao sức yếu nên tử trận.
>>> VÕ TÒNG TRONG “THỦY HỬ” CÓ THẬT NGOÀI ĐỜI KHÔNG?