Rõ ràng Sony cần phải cảm ơn Marvel, nhưng không phải vì bản quyền Spider-Man mua lại với giá 7 triệu USD. Lần này, họ cần cảm ơn vì bộ phim siêu anh hùng mới nhất của Marvel Studios đã giúp hồi sinh siêu phẩm từ hơn 2 thập kỷ trước - Bye Bye Bye của ban nhạc *NSync. Việc sử dụng bài hát làm nhạc nền trong đoạn intro đã tạo ra hiệu ứng bùng nổ chưa từng có.
Vào năm 2003, bộ phim X-Men 2 do Fox sản xuất từng sử dụng bài hát này. Trong cảnh Wolverine chạy trốn trên chiếc xe Mazda RX-8 của Cyclops, Pyro đã bật radio trên xe và giai điệu quen thuộc vang lên. Tuy nhiên Wolverine không hề thích nó 1 chút nào. Bây giờ sau hơn 20 năm, bài hát lại 1 lần nữa được sử dụng trong 1 phim siêu anh hùng Marvel, nhưng theo cách ấn tượng hơn nhiều.
Đoạn intro đã khiến khán giả lũ lượt tìm về giai điệu tuổi thơ, hàng loạt video dance cover xuất hiện ngập tràn TikTok và YouTube. Sony nhờ thế mà có thể mỉm cười sung sướng khi bộ phim do Disney phát hành thành công vẫn giúp họ kiếm ra tiền, dù chẳng liên quan gì bản quyền Spider-Man.
Theo thống kê, Bye Bye Bye đã quay lại top 20 bài hát được nghe nhiều nhất ở Anh, lần đầu tiên sau 24 năm. Billboard cũng ghi nhận mức thăng hạng ấn tượng nhờ hiệu ứng Deadpool & Wolverine. Cụ thể, 2 BXH Billboard Global Excl. U.S. và Billboard Global 200 báo cáo Bye Bye Bye leo lên hạng 16 và 18. Xét theo mức tiêu thụ, đây là bài hát có mức tăng khủng nhất tuần đó, công bố vào 10/8.
Theo Luminate, Bye Bye Bye tái xuất giang hồ với 35,8 triệu lượt phát trực tuyến và 5.000 lượt tải xuống trên toàn thế giới trong tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 8. So với trước khi Disney phát hành bom tấn, nó đánh dấu mức tăng 879% về lượt phát trực tuyến trên toàn cầu và doanh thu tăng hơn 1.000%. Ở bên ngoài nước Mỹ, bài hát chứng kiến lượt stream tăng 1,083%. Xuất hiện trong 4 BXH Billboard ở các quốc gia như hạng 7 ở Malaysia, bên cạnh Hong Kong, Singapore, Peru.
Google Trends cho biết, khối lượng tìm kiếm liên quan “Deadpool NSYNC dance” đã tăng 1,110% kể từ khi bộ phim ra mắt. Lượng follow tài khoản *NSync tăng vọt 15,954 người; lượng người nghe hàng tháng trên Spotify tăng thêm 6,890,254; kênh YouTube kiếm thêm 50K sub và hàng triệu lượt xem mỗi ngày đổ về; chỉ riêng MV trên YouTube đã tăng thêm gần 9 triệu lượt xem; ứng dụng Shazam chứng kiến hàng trăm ngàn lượt tìm kiếm mới về Bye Bye Bye; mỗi ngày trôi qua lại có thêm hàng ngàn lượt nhắc đến tên ban nhạc hoặc bài hát trên MXH hay chương trình tin tức trên toàn cầu.
Bản quyền từ hình thức đồng bộ hóa (sync) khi 1 bộ phim sử dụng làm nhạc nền đã luôn là nguồn thu đáng kể của ngành công nghiệp âm nhạc. Chưa kể cấp phép sync cho các hãng phim còn có cơ hội ăn theo như chúng ta đang thấy. Trong năm 2023, chỉ riêng phí bản quyền từ hình thức sync đã mang về hơn 700 triệu USD cho 3 hãng thu âm lớn nhất thế giới, gồm cả Sony. 1 động thái khôn ngoan khác là đổi tên thành "Bye Bye Bye (From 'Deadpool & Wolverine')" trên tất cả nền tảng trực tuyến, càng giúp người ta bàn luận rôm rả hơn.
Vào năm 2003, bộ phim X-Men 2 do Fox sản xuất từng sử dụng bài hát này. Trong cảnh Wolverine chạy trốn trên chiếc xe Mazda RX-8 của Cyclops, Pyro đã bật radio trên xe và giai điệu quen thuộc vang lên. Tuy nhiên Wolverine không hề thích nó 1 chút nào. Bây giờ sau hơn 20 năm, bài hát lại 1 lần nữa được sử dụng trong 1 phim siêu anh hùng Marvel, nhưng theo cách ấn tượng hơn nhiều.
Đoạn intro đã khiến khán giả lũ lượt tìm về giai điệu tuổi thơ, hàng loạt video dance cover xuất hiện ngập tràn TikTok và YouTube. Sony nhờ thế mà có thể mỉm cười sung sướng khi bộ phim do Disney phát hành thành công vẫn giúp họ kiếm ra tiền, dù chẳng liên quan gì bản quyền Spider-Man.
Theo thống kê, Bye Bye Bye đã quay lại top 20 bài hát được nghe nhiều nhất ở Anh, lần đầu tiên sau 24 năm. Billboard cũng ghi nhận mức thăng hạng ấn tượng nhờ hiệu ứng Deadpool & Wolverine. Cụ thể, 2 BXH Billboard Global Excl. U.S. và Billboard Global 200 báo cáo Bye Bye Bye leo lên hạng 16 và 18. Xét theo mức tiêu thụ, đây là bài hát có mức tăng khủng nhất tuần đó, công bố vào 10/8.
Theo Luminate, Bye Bye Bye tái xuất giang hồ với 35,8 triệu lượt phát trực tuyến và 5.000 lượt tải xuống trên toàn thế giới trong tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 8. So với trước khi Disney phát hành bom tấn, nó đánh dấu mức tăng 879% về lượt phát trực tuyến trên toàn cầu và doanh thu tăng hơn 1.000%. Ở bên ngoài nước Mỹ, bài hát chứng kiến lượt stream tăng 1,083%. Xuất hiện trong 4 BXH Billboard ở các quốc gia như hạng 7 ở Malaysia, bên cạnh Hong Kong, Singapore, Peru.
Google Trends cho biết, khối lượng tìm kiếm liên quan “Deadpool NSYNC dance” đã tăng 1,110% kể từ khi bộ phim ra mắt. Lượng follow tài khoản *NSync tăng vọt 15,954 người; lượng người nghe hàng tháng trên Spotify tăng thêm 6,890,254; kênh YouTube kiếm thêm 50K sub và hàng triệu lượt xem mỗi ngày đổ về; chỉ riêng MV trên YouTube đã tăng thêm gần 9 triệu lượt xem; ứng dụng Shazam chứng kiến hàng trăm ngàn lượt tìm kiếm mới về Bye Bye Bye; mỗi ngày trôi qua lại có thêm hàng ngàn lượt nhắc đến tên ban nhạc hoặc bài hát trên MXH hay chương trình tin tức trên toàn cầu.
Bản quyền từ hình thức đồng bộ hóa (sync) khi 1 bộ phim sử dụng làm nhạc nền đã luôn là nguồn thu đáng kể của ngành công nghiệp âm nhạc. Chưa kể cấp phép sync cho các hãng phim còn có cơ hội ăn theo như chúng ta đang thấy. Trong năm 2023, chỉ riêng phí bản quyền từ hình thức sync đã mang về hơn 700 triệu USD cho 3 hãng thu âm lớn nhất thế giới, gồm cả Sony. 1 động thái khôn ngoan khác là đổi tên thành "Bye Bye Bye (From 'Deadpool & Wolverine')" trên tất cả nền tảng trực tuyến, càng giúp người ta bàn luận rôm rả hơn.