1 quốc gia Đông Nam Á "trừng phạt" Apple vì dám lươn lẹo với cả chính phủ

Hail the Judge

Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Người dùng Indonesia đang phải "ngậm ngùi" chờ đợi iPhone 16, khi mà chiếc điện thoại này vẫn chưa được phép bán ra tại quốc gia này. Lý do chính là Apple chưa đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa (TKDN) của Indonesia, dẫn đến một cuộc đấu trí giữa "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ và chính phủ Indonesia.

TKDN là chính sách của Indonesia nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước bằng cách yêu cầu các sản phẩm được bán tại đây phải có một tỷ lệ thành phần xuất xứ tại Indonesia. Đối với smartphone, tỷ lệ này là tối thiểu 35%. Apple từng được cấp chứng nhận TKDN, nhưng giấy phép đã hết hạn, và Indonesia yêu cầu Apple phải bổ sung đầu tư để được gia hạn.

Apple đã cam kết đầu tư 1,71 nghìn tỷ rupiah (khoảng 2.565 tỷ VND) vào Indonesia, nhưng hiện con số mới chỉ đạt 1,48 nghìn tỷ rupiah (khoảng 2.220 tỷ VND). Sự thiếu hụt này đã khiến chính phủ Indonesia không hài lòng và từ chối cấp chứng nhận TKDN cho iPhone 16.

1728804963146.png


Indonesia đưa ra ba phương án để các hãng công nghệ đạt điều kiện TKDN: sản xuất trong nước, phát triển ứng dụng hoặc đổi mới sáng tạo trong nước. Apple đã chọn phương án thứ ba, thông qua việc xây dựng các học viện cho nhà phát triển tại Indonesia. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia cho rằng điều này là chưa đủ và muốn Apple xây dựng nhà máy hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Indonesia.

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia Budi Arie Setiadi, Apple đã đề nghị được hưởng ưu đãi tương tự như tại Việt Nam, bao gồm cả ưu đãi thuế, nếu đảm bảo tạo ra hàng trăm nghìn việc làm. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia cho rằng yêu cầu này là "quá lớn" và có thể gây ra tiền lệ xấu cho các hãng khác. Trong khi cuộc đấu trí giữa Apple và chính phủ Indonesia vẫn chưa ngã ngũ, người dùng Indonesia phải "chịu thiệt". Họ buộc phải mua iPhone 16 từ các thị trường lân cận như Singapore và Malaysia với giá cao hơn.

Vụ việc iPhone 16 bị cấm bán tại Indonesia cho thấy sự căng thẳng giữa lợi ích của các tập đoàn công nghệ nước ngoài và chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc hai bên có thể tìm được tiếng nói chung hay không.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top